Nhận xét chung về pháp luật đại diện thương mại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 74 - 76)

2.6. Định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đại diện trong

2.6.1. Nhận xét chung về pháp luật đại diện thương mại Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, về tính minh bạch:

Nhìn chung, các quy định pháp luật về đại diện thương mại đã được quy định tương đối rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định chưa đảm bảo tính minh bạch, khó hiểu, dể nhầm lẫn, gây khó khăn cho các bên tham gia hoạt động đại diện thương mại trong quá trình áp dụng. Cụ thể, một số khái niệm được diễn giải không rõ ràng, không thể hiện được bản chất của vấn đề, có sự mâu thuẫn như: Khái niệm đại diện thương mại, khái niệm đại lý bảo hiểm, khái niệm cá nhân hoạt động nghề nghiệp đại diện thương mại.

Một số điều luật quy định còn nhiều bất cập, thiếu rõ ràng, gây khó hiểu trong quá trình áp dụng, cụ thể như: quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động đại diện thương mại; quy định về luật áp dụng đối với cá nhân hoạt động đại diện thương mại, vì hiện nay đang tồn tại nhiều văn bản luật cùng điều chỉnh về hoạt động đại diện thương mại như Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000. Mặt khác, quy định pháp luật trong các văn bản luật chuyên ngành có sự chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Vì vậy, dẫn đến tình trạng

70

nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho việc áp dụng phát luật trên thực tế khơng được thống nhất.

Tính khơng minh bạch này khiến cho việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật đại diện thương mại không rõ ràng, khó xác định, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bên thứ ba, gây sự lúng túng cho cơ quan tài phán trong q trình áp dụng luật. Ví dụ như khái niệm thương nhân với nhiều tiêu chí như pháp luật hiện hành là khơng cần thiết, chưa rõ ràng và làm hạn chế quyền kinh doanh của một số tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; nghĩa vụ đăng ký kinh doanh hành nghề đại diện thương mại là điều kiện bắt buộc đối với thương nhân thật sự không phù hợp với thực tiễn hoạt động đại diện thương mại ở nước ta cũng như khơng tương thích với pháp luật các nước trên thế giới.

Thứ hai, về tính thống nhất:

Trên thực tế, vì LTM 2005 vẫn tồn tại một số quy định cịn có sự mâu thuẫn nên ảnh hưỏng đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật đại diện thương mại. Vấn đề này được thể hiện ở các khía cạnh như sau: quy định về tư cách pháp lý của người hoạt động đại diện thương mại độc lập có sự khác nhau giữa Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000; quy định về điều kiện trở thành thương nhân phải có đăng ký kinh doanh; quy định khơng thống nhất giữa Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự về trách nhiệm và hậu quả pháp lý phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện, giữa bên đại diện và bên giao đại diện với người thứ ba trong hoạt động đại diện thương mại.

Tuy nhiên, yêu cầu về tính thống nhất của pháp luật về đại diện thương mại không loại trừ sự khác biệt của các văn bản luật chuyên ngành, các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp sẽ được ưu tiên áp dụng trước theo nguyên tắc luật chung và luật chuyên ngành. Về nguyên tắc, văn bản pháp luật chuyên ngành không được mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản pháp luật chung.

Việc khơng đảm bảo tính thống nhất của các quy định trên đã dẫn đến những lẫn quẩn trong các quy định, gây khó khăn không những cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đại diện thương mại mà còn làm cho cơ quan tài phán bối rối trong việc áp dụng pháp luật. Tính khơng thống nhất còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh trong thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động đại diện thương mại. Trong một số trường hợp, quy định không thống nhất khiến việc xác định trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ đại diện thương mại trở nên khó khăn, khiến quyền lợi của các bên trong nhiều trưòng hợp khơng đảm bảo.

71

Bên cạnh những điểm tích cực góp phần tạo nên sự thơng thống, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các bên tham gia quan hệ đại diện thương mại, cũng như lợi ích của bên thứ ba là đông đảo người tiêu dùng; mang lại một môi trường phát triển bền vững. LTM 2005 vẫn còn tồn tại khơng ít những quy định chưa thực sự hợp lý ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên tham gia hoạt động đại diện thương mại. Điều này dể nhận thấy trong việc pháp luật đại diện thương mại quá chú trọng đến yếu tố hình thức của hợp đồng đại diện thương mại; không thừa nhận quan hệ đại diện do ngầm định và thẩm quyền đại diện hiển nhiên; bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên thứ ba; pháp luật quy định không hợp lý về nghĩa vụ thông báo của các chủ thể trong quan hệ đại diện khi quan hệ đại diện chấm dứt; khơng có điều khoản quy định cấm cạnh tranh của bên đại diện, v.v… Những bất cập này đã cản trở quyền kinh doanh của các chủ thể tham gia quan hệ đại diện thương mại.

Ngồi ra, cịn có một số quy định chưa phù hợp với thực tế như: bắt buộc thương nhân đại diện phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh ngành nghề đại diện thương mại đã cho thấy chưa có sự đơn giản hóa về các điều kiện kinh doanh cũng như thủ tục hành chính, dẫn đến việc trong nhiều trường hợp doanh nghiệp bị đánh mất thời cơ trong hoạt động thương mại và đơi khi cịn khiến cho thiệt hại xảy ra còn nặng nề hơn; pháp luật chưa thực sự thừa nhận tư cách pháp lý của người đại diện thương mại độc lập; bất cập trong cách xác định ngày xác lập việc ủy quyền, v.v… Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật có tính chất phân biệt đối xử như: phân biệt ủy quyền có thù lao hay khơng có thù lao để làm cơ sở cho phép người được đại diện được quyền đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện bất cứ lúc nào; và trong một số trường hợp pháp luật chưa thật sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đại diện. Những vấn đề này làm cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, có thể gây ra sự bất ổn, rủi ro trong hoạt động đại diện thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện cho thương nhân (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)