Trong nhiều hệ thống pháp luật, thông thường pháp luật nghiêng về bảo vệ người được đại diện và hầu như không quy định về nghĩa vụ của người được đại diện. Tuy nhiên, phù hợp với xu thế hiện đại, pháp luật ngày càng có nhiều quy định bảo vệ người đại diện theo hướng quy định thêm các nghĩa vụ của người được đại diện đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Người ủy quyền phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Đó là nghĩa vụ chung. Bên cạnh đó, pháp luật về đại diện quy định nghĩa vụ của người được đại diện để bảo vệ lợi ích của người đại diện trong việc nhận khoản thù lao đã cam kết và tạo điều kiện thuận lợi hợp lý đảm bảo an toàn cho người đại diện hành động.56 Tuy nhiên, một số nghĩa vụ của người được đại diện đối với người đại diện theo quy định pháp luật hiện hành cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện sau đây:
55
Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 205.
56
Hồ Ngọc Hiển (2011), “Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật đại diện trong lĩnh vực thương mại và quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr. 40.
49
- Về nghĩa vụ thanh tốn tiền thù lao:
Nhìn vào quy định của LTM 2005 có thể thấy rằng trong các nghĩa vụ của người được đại diện như: thanh tốn tiền thù lao và hồn trả các chi phí, cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết, v.v… để người đại diện hoàn thành cơng việc, thì nghĩa vụ thanh tốn thù lao đại diện và hồn trả các chi phí là nghĩa vụ quan trọng nhất của người được đại diện đối với người đại diện. Khoản thù lao này được thỏa thuận trong hợp đồng giữa người đại diện và người được đại diện. Ngoài ra, người được đại diện cũng có nghĩa vụ phải thanh tốn các khoản chi phí hợp lý mà người đại diện đã bỏ ra để phục vụ cho công việc đại diện. Cách thức trả thù lao này khuyến khích tính năng động của người đại diện, nhưng trong một số trường hợp lại kích thích những người đại diện khơng trung thực. Bởi vì, với cách thức trả thù lao này trong nhiều trường hợp người đại diện chỉ chú ý đến số lượng hàng hóa được bán mà khơng chý ý đến khả năng tài chính của khách hàng mà người đại diện muốn thực hiện được những đơn đặt hàng của họ.
Để xác định nghĩa vụ trả thù lao của bên được đại diện đồng thời để bảo vệ quyền nhận thù lao của bên đại diện, pháp luật các nước quy định rất cụ thể và chi tiết các vấn đề như: cách tính thù lao, nguyên tắc trả thù lao, trả thù lao khi hợp đồng giữa người đại diện và người được đại diện đang thực hiện và khi hợp đồng đã bị chấm dứt, những trường hợp không nhận được thù lao, thời điểm trả thù lao57.
Tuy nhiên, LTM 2005 không quy định cụ thể cách thức xác định mức thù lao mà bên giao đại diện phải trả cho bên đại diện. Do đó, các bên có thể thỏa thuận cách thức tính thù lao tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của hợp đồng. Theo kinh nghiệm thì trong hợp đồng đại diện thương mại cần phải quy định rõ khi nào thì người đại diện được hưởng thù lao. Nếu trong hợp đồng khơng có thỏa thuận vấn đề này, điều này có nghĩa là các bên cho rằng, người đại diện có quyền yêu cầu được trả thù lao ngay sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, ví dụ: khi người được đại diện nhận được đơn đặt hàng của khách hàng. Vì vậy, cách thức giải quyết tốt nhất là trong hợp đồng đại diện cần phải thỏa thuận rằng, tiền thù lao được trả trong trường hợp, khi người được đại diện được khách hàng thanh toán.58
Trường hợp nếu các bên khơng có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá (thù lao) của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh
57
Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 61.
58
Dương Anh Sơn (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 211.
50
tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá (thù lao) dịch vụ59. Nhìn vào đây, có thể thấy rằng đây là quy định mang tính chung chung, khơng cụ thể, rất dễ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bên đại diện, làm phát sinh tranh chấp. Trong thực tế hoạt động đại diện thương mại, các bên thỏa thuận cách thức tính mức thù lao thường được xác định theo tỉ lệ % của giá trị hàng hóa do người đại diện giao kết với người thứ ba nhân danh người được đại diện hoặc ấn định một khoản tiền nhất định mà không phụ thuộc vào kết quả công việc hoặc kết hợp vừa nhận thù lao cố định và vừa nhận thù lao theo tỉ lệ % của giá trị hàng hóa do người đại diện giao kết với người thứ ba trong phạm vi đại diện hoặc theo thói quen thương mại. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn hoạt động đại diện thương mại, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ đại diện thì LTM 2005 cần phải sửa đổi, bổ sung làm rõ những vấn đề này.
Ngoài ra, LTM 2005 cũng không xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả thù lao của bên giao đại diện. Thực tế cho thấy, không chỉ riêng hoạt động đại diện mà hầu hết các hoạt động thương mại nói chung, thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền giữa các bên mang ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, trên thực tế có thể phát sinh những tranh chấp với ngun nhân khi một bên đã hồn thành cơng việc của mình nhưng phía bên kia vẫn chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian thanh tốn. Điều này sẽ gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của bên đại diện.
Bên cạnh đó, trong thực tế hoạt động đại diện thương mại vẫn xảy ra trường hợp sau khi người đại diện tìm kiếm được khách hàng theo đúng sự chỉ dẫn của bên giao đại diện, thì bên giao đại diện lại bí mật trực tiếp liên hệ và ký hợp đồng với khách hàng (người thứ ba) nhằm mục đích né tránh việc phải thanh tốn tiền thù lao cho bên giao đại diện. Đây cũng là vấn nạn mang tính phổ biến trong thực tiễn đối với hoạt động đại diện thương mại và môi giới thương mại khi mà người trung gian khó có thể kiểm sốt được sự liên hệ “ngầm” giữa bên mua và bên bán. Trong dân gian, người ta gọi đây là tình trạng “bẻ cị”. Ngồi ra, trong thực tiễn cịn xuất hiện những tình huống như: sau khi bên trung gian tìm kiếm được khách hàng theo đúng yêu cầu của hợp đồng đại diện (hoặc hợp đồng môi giới) nhưng khi đàm phán để tiến tới chính thức ký kết hợp đồng lại khơng mang lại kết quả vì những lý do khác nhau như giá cả không phù hợp, v.v... Sau đó, khách hàng lại khơng thể tìm kiếm được nhà cung cấp nào khác tốt hơn. Do đó, họ đã quay trở lại trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp ban đầu (bên giao đại diện hoặc bên được môi giới) mà khơng thơng qua bên trung gian. Trong tình huống này, người đại diện có được quyền hưởng thù lao đại diện hay khơng, trong khi chính người đại diện đã
59
51
tốn kém chi phí, nổ lực tìm kiếm được khách hàng cho bên giao đại diện. Vấn đề này, LTM 2005 chưa có quy định điều chỉnh giải quyết. Điều 147 LTM 2005 quy định bên đại diện được hưởng thù lao đối với các hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Điều này có nghĩa là người đại diện chỉ có quyền hưởng thù lao khi và chỉ khi tìm được cho người được đại diện khách hàng khơng những có khả năng thanh tốn mà còn mong muốn mua hàng.
Tham khảo pháp luật các nước trên thế giới nhận thấy rằng các nước quy định rất chặt chẽ vấn đề nói trên. Cụ thể, Điều 7 Chỉ thị số 86/653/EEC ngày 18/12/1986 của Hội đồng Liên minh Châu Âu về hợp tác pháp luật giữa các nước thành viên về người đại diện thương mại độc lập quy định: “1) Bên đại diện được huởng thù lao trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực: Nếu giao dịch được thực hiện do kết quả hoạt động của bên đại diện; hoặc nếu giao dịch được thực hiện với bên thứ ba mà bên đại diện tìm kiếm được như là khách hàng cho giao dịch tương tự như vậy. 2) Bên đại diện cũng được huởng thù lao trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực: Do bên đại diện được giao một khu vực địa lý cụ thể hoặc một nhóm khách hàng; hoặc bên đại diện được độc quyền đối với khu vực địa lý nhất định hoặc một nhóm khách hàng và nếu giao dịch được ký kết với khách hàng thuộc khu vực hoặc nhóm đó”.
Nhìn vào quy định nói trên có thể thấy rằng kết quả hoạt động đại diện của người đại diện sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ một cách tối đa. Nếu người đại diện nổ lực tìm kiếm được khách hàng cho người được đại diện thì khi người đại diện ký kết hợp đồng với khách hàng đó (bên thứ ba) bất kể thời điểm nào miễn sao vẫn nằm trong thời hạn hợp đồng đại diện có hiệu lực thì người được đại diện vẫn phải có trách nhiệm thanh toán thù lao cho người đại diện. Điều này thể hiện sự trân trọng công sức mà người đại diện đã bỏ ra để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. Thậm chí, pháp luật các nước trên thế giới còn đi xa hơn khi quy định người đại diện và người được đại diện có thể thỏa thuận đại diện độc quyền đối với khu vực địa lý nhất định hoặc nhóm khách hàng nhất định. Nghĩa là, trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng đại diện, bên giao đại diện đồng ý cho phép bên đại diện là bên duy nhất được độc quyền đại diện trong khu vực địa lý nhất định hoặc nhóm khách hàng nhất định. Trong thời gian hợp đồng đại diện có hiệu lực, ngoài bên đại diện đã được chỉ định thì khơng một bên đại diện nào khác được phép đại diện cho bên giao đại diện để cung cấp sản phẩm, hàng hóa, v.v… đối với khu vực địa lý đó hay nhóm khách hàng đó. Vì vậy, khi khách hàng thuộc khu vực địa lý đó hay nhóm khách hàng đó giao kết hợp đồng với bên giao đại diện thì mặc nhiên được hiểu bên đại diện được quyền nhận thù lao từ việc giao kết hợp đồng mua bán
52
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, v.v… giữa bên giao đại diện với những khách hàng đó. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng giữa bên giao đại diện với bên thứ ba phải xuất phát từ kết quả thực hiện công việc đại diện của bên đại diện.
Mặt khác, trong thực tiễn thương mại ở Việt Nam xảy ra trường hợp đại diện độc quyền nhưng là đại diện độc quyền đối với việc bán sản phẩm hàng hóa của bên bán (bên giao đại diện). Nghĩa là, trong thời gian hợp đồng đại diện có hiệu lực, bên giao đại diện chỉ cho phép duy nhất một bên đại diện được quyền đại diện độc quyền bán sản phẩm hàng hóa cho khách hàng. Điều này được xem là cần thiết để tránh tình trạng bên đại diện bị “bẻ cị” và tạo động lực thúc đẩy sự nổ lực tìm kiếm khách hàng của bên đại diện. Tuy nhiên, cũng tương tự như trường hợp đại diện độc quyền đối với một khu vực địa lý hay nhóm khách hàng, bên giao đại diện cần phải tìm hiểu kỹ năng lực chun mơn, kinh nghiệm, v.v… của bên đại diện trước khi ký hợp đồng đại diện độc quyền. Bởi vì, đại diện độc quyền bản thân nó đã chứa đựng sự hạn chế nhất định đối với bên giao đại diện.
Hiện nay, LTM 2005 vẫn chưa có quy định về vấn đề đại diện độc quyền, đây có thể là sự thiếu sót của pháp luật đại diện thương mại. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, LTM 2005 cần phải sửa đổi, bổ sung những vấn đề nói trên để tương thích với pháp luật các nước phát triển trên thế giới và tạo động lực cho hoạt động đại diện thương mại ở Việt Nam phát triển.
- Về nghĩa vụ thông báo cho bên đại diện về những thông tin cần thiết liên quan đến kết quả hoạt động đại diện của bên đại diện:
Theo quy định của BLDS 2005, bên ủy quyền có nghĩa vụ: “Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền” (khoản 2 Điều 586). Như vậy, trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, người được đại diện chịu sự ràng buộc đối với các cam kết mà người được ủy quyền đã thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Tuy nhiên, Điều 146 LTM 2005 quy định thương nhân được đại diện có nghĩa vụ: “Thơng báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch” (khoản 1); và “Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện” (khoản 4). Nhìn vào đây, có thể thấy rằng sự nhập nhằng trong cách quy định về nghĩa vụ của người được đại diện phải chịu ràng buộc đối với các giao dịch mà người đại diện ký kết trong phạm vi đại diện. Nếu đặt ra trường hợp người đại diện đã giao kết hợp đồng trong phạm vi đại diện với bên thứ ba thì người được đại diện có được phép từ chối thực hiện hợp đồng mà người đại diện đã giao kết với bên thứ ba hay khơng. Trong khi đó, theo quy định pháp luật khi đã ủy quyền, người được đại diện buộc phải thực hiện các cam kết do người đại diện xác lập với bên thứ ba
53
nếu các cam kết đó trong phạm vi đại diện, vì người đại diện thực hiện giao dịch nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện.
Vậy LTM 2005 quy định người được đại diện phải “thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch” là nhằm mục đích gì? Đây là quy định không rõ ràng của LTM 2005. Mặt khác, nếu suy diễn theo hướng nghĩa vụ của người được đại diện là “thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện”. Như vậy, có phải LTM 2005 đã phủ nhận quyền của người đại diện cho thương nhân được giao kết hợp đồng với bên thứ ba, mà quyền của người đại diện chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm khách hàng, thị trường, đàm phán, nhưng trước đó, phải có nghĩa vụ báo cáo, thông báo cho thương nhân được đại diện. Nếu nói theo hướng suy nghĩ này thì đã đánh mất đi bản chất của quan hệ đại diện thương mại. Thậm chí, nó cịn làm cho quan hệ đại diện kém linh hoạt, thương nhân sẽ mất đi các cơ hội kinh doanh, vì người đại diện sẽ phụ thuộc vào người đại diện một cách thái q, khơng có sự chủ động cần thiết khi thực hiện công việc đại diện. Cách suy nghĩ này có thể xuất phát từ thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam, vì nhiều trường hợp, người đại diện có quyền giao kết hợp đồng hoặc không được quyền giao kết hợp đồng đều ln muốn an tồn, đẩy ra xa trách nhiệm của mình nếu xảy ra sự bất trắc nào phát sinh giữa người được đại diện và bên thứ ba. Chính cách suy nghĩ thiếu thấu đáo này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đại diện thương mại ở Việt