1.2. PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng
Do pháp luật hiện hành chƣa có quy định cụ thể để điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng vì vậy những quy định về quy trình cho vay nói chung của TCTD cũng chính là quy trình cho vay tiêu dùng của các TCTD đối với khách hàng. Theo quy định tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng thì quy trình cho vay tiêu dùng phải trải qua những bƣớc quan trọng nhƣ sau:
Bước một: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi cho TCTD giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
Trong hoạt động cho vay tiêu dùng tùy từng món vay mà TCTD sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp những giấy tờ khác nhau do đó khi vay vốn khách hàng thƣờng đƣợc các nhân viên tín dụng tƣ vấn những giấy tờ cần thiết để gửi cho TCTD. Những giấy tờ này là cơ sở để TCTD xem xét quyết định có cho khách hàng vay hay không. Thông thƣờng khách hàng vay tiêu dùng tại các TCTD phải cung cấp các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay vốn nhƣ sau:
a) Phải chứng minh có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. b) Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn sử dụng để thực hiện phƣơng án.
c) Mục đích vay vốn hợp pháp, có dự án, phƣơng án phục vụ đời sống rõ ràng khả thi. Cụ thể:
Khách hàng vay vốn sửa chữa nhà thì phải có bảng dự tốn chi phí sửa nhà cụ thể (do khách hàng tự lập), có giấy phép sửa chữa nhà do UBND phƣờng nơi có tài sản xác nhận.
Khách hàng vay vốn để xây nhà thì phải có bảng dự tốn xây dựng, bản vẽ do công ty thi công, thiết kế lập ra. Ngồi ra phải có giấy phép xây dựng do UBND quận cấp trong thời hạn cho phép, trong thời hạn cho phép mà khơng xây dựng thì phải bổ sung thêm giấy gia hạn giấy phép xây dựng.
Khách hàng vay vốn mua nhà thì phải cam kết với các TCTD sau khi mua xong phải tiến hành đăng bộ giấy tờ nhà sang tên, sau khi đăng bộ xong phải cung cấp bản sao chứng thực cho TCTD để lƣu hồ sơ vay vốn.
Khách hàng vay vốn mua sắm các dụng cụ trong gia đình thì phải có hóa đơn chứng từ mua bán chứng minh cho các TCTD là sử dụng đúng mục đích.
d) Phải có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính bảo đảm trả nợ vay có thể bao gồm cả thu nhập của các thành viên trong gia đình, khách hàng phải chứng minh đƣợc nguồn thu nhập này là ổn định trong suốt thời gian vay.
f) Trƣờng hợp có tài sản bảo đảm cho khoản vay thì khách hàng phải chứng minh tài sản này không nằm trong diện tranh chấp, giải tỏa, quy hoạch, liên quan đến những vấn đề pháp lý khác.
g) Trƣờng hợp vay tín chấp thì phải có hợp đồng liên kết giữa TCTD và cơ quan, tổ chức nơi có cán bộ, nhân viên xin vay vốn. Thơng thƣờng thì vay tín chấp đƣợc thực hiện giữa TCTD với cơ quan nhà nƣớc nhƣ: trƣờng học, UBND, Tòa án,…với điều kiện các cơ quan này đứng ra đảm bảo cho nhân viên của mình. Các TCTD căn cứ vào nhu cầu vốn và mức lƣơng của từng ngƣời để xem xét mức vốn đƣợc phép vay. Trong trƣờng hợp những ngƣời này khơng trả đƣợc nợ thì cơ quan chủ quản phải trả nợ thay.
Bước hai: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Hoạt động thẩm định cũng nhƣ kiểm tra giám sát trong quá trình cho vay là hoạt động mang tính chun mơn nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng của từng TCTD. Đây là hoạt động nhằm có những đánh giá ban đầu về các rủi ro có thể gặp phải trong q trình cho vay vốn cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời giúp TCTD đƣa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình khách hàng sử dụng vốn vay nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn cao nhất cho TCTD. Kết quả của hoạt động này sẽ đóng vai trị quyết định trong việc TCTD chấp nhận hay từ chối nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chính vì vậy ở các TCTD khi tiến hành cho vay khâu thẩm định hồ sơ phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng23. Nhƣ trên đã phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng ln mang tính rủi ro cao hơn những hình thức cho vay khác, mặt khác chất lƣợng những thông tin mà khách hàng cá nhân cung cấp khơng cao chính vì vậy khâu thẩm định càng phải chính xác, chặt chẽ và đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chun môn cao.
Tuy nhiên hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay là hoạt động mang tính đặc thù gắn liền với đặc điểm, tính chất của từng TCTD nên pháp luật khó đƣa ra những quy định chung áp dụng cho tồn hệ thống TCTD. Do đó hiện nay pháp luật không đƣa ra quy trình thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay mang tính bắt buộc chung mà mỗi TCTD sẽ tự xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay riêng cho tổ chức mình gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc24. Đây cũng là cơ sở để Ngân hàng Nhà nƣớc kiểm tra, thanh tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của từng TCTD. Quy định này cũng phù hợp
23 Xem khoản 2 điều 94 Luật các TCTD 2010 24
Khoản 2 mục 5 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
với xu hƣớng hiện nay là mở rộng tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của TCTD bởi xét cho cùng thì TCTD cũng là một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nhƣ bao chủ thể kinh doanh khác. Đồng thời quy định về quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay là những quy trình mang tính chun mơn nghiệp vụ trong hoạt động của TCTD nên việc giao thẩm quyền cho TCTD tự đƣa ra quy định riêng là phù hợp với thực tiễn hơn là quy định mang tính mệnh lệnh hành chính do chính Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành.
Bước thứ ba: Ký kết hợp đồng với khách hàng
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng nếu nhƣ yêu cầu xin vay vốn của khách hàng đáp ứng đƣợc những điều kiện do chính TCTD đó đƣa ra, đồng thời khơng trái với những quy định chung của pháp luật về điều kiện để đƣợc cấp tín dụng thì TCTD phải ra quyết định cho vay và giải ngân nguồn vốn cho khách hàng. Để tham gia quan hệ này, các bên phải ký kết với nhau một văn bản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa TCTD và bên đi vay. Tuy nhiên việc xác lập các quyền và nghĩa vụ này phải theo quy định của pháp luật. Để có cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia quan hệ cho vay phải ký kết hợp đồng tín dụng. Nội dung của HĐTD ngân hàng theo nghĩa pháp lý phải bao gồm các điều khoản thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật giữa các chủ thể có đủ điều kiện theo luật định25. Do đó hợp đồng tín dụng tiêu dùng cũng phải ghi nhận đầy đủ các điều khoản của một HĐTD thông thƣờng về điều kiện cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, phƣơng thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phƣơng thức trả nợ26. Ngƣợc lại nếu nhƣ những nhu cầu vốn đó khơng đáp ứng đƣợc những điều kiện nhất định thì TCTD có quyền từ chối cấp tín dụng và thơng báo cho khách hàng biết.
Bước thứ tư: Thực hiện hợp đồng
Sau khi quyết định cho khách hàng vay vốn đồng thời với việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay TCTD có trách nhiệm đơn đốc u cầu khách hàng thanh toán tiền gốc và lãi đúng thời hạn nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khi hết thời hạn cho vay mà khách hàng không trả đƣợc nợ gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã thỏa thuận mà đƣợc TCTD xem xét và cho rằng có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì TCTD cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng27. Trƣờng hợp khơng có thỏa thuận khác thì
25 Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, (2010), “giáo trình luật Ngân hàng”, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (tr 241).
26
Xem điều 17 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng 27 Xem khoản 1 Điều 1 Quyết định 783/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 quy định về cơ cấu trả nợ
TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.28
Nhƣ vậy mặc dù pháp luật không quy định quy trình cho vay riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tuy nhiên từ những quy định của pháp luật đối với quy trình cho vay nói chung của các TCTD thì có thể khái qt hoạt động cho vay tiêu dùng theo sơ đồ nhƣ sau:
Sơ đồ quy trình cho vay vốn của TCTD đối với khách hàng:
28 Xem điều 25 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện cấp tín dụng và hồ sơ vay vốn
Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn
Phân tích thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn
Quyết định cho vay
Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ vay và tài sản đảm bảo
Giải ngân nguồn vốn cho khách hàng vay
Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro
Thu hồi vốn hoăc xem xét về việc gia hạn nợ
Xử lý rủi ro nếu phát sinh
Kết luận chƣơng 1: Tóm lại chƣơng 1 của khóa luận đã khái quát những vấn đề
cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm cũng nhƣ vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế. Đồng thời cũng đã khái quát những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm qua. Trên cở sở những quy định chung này phần hai của khóa luận sẽ đi vào phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hoạt động cho vay tiêu dùng, những vƣớng mắc, tồn tại và đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG