Lãi suất trả nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng (Trang 50 - 52)

2.2. NHỮNG THIẾU SÓT, VƢỚNG MẮC TỪ KHUNG PHÁP LÝ VÀ

2.2.2.3. Lãi suất trả nợ quá hạn

Quy định về lãi suất nợ quá hạn là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để các TCTD tiến hành áp dụng mức phạt đối với khách hàng khi hoàn trả nguồn vốn không đúng thời gian thỏa thuận.

Từ trƣớc 1995 thì lãi suất q hạn là do Chính Phủ quy định chẳng hạn nhƣ theo biểu lãi suất tiền gửi và cho vay ban hành kèm theo Nghị Định số 165 ngày 23/09/1982 của Hội Đồng Bộ Trƣởng thì lãi suất nợ quá hạn bằng từ 200% đến 300% lãi suất cho vay bình thƣờng. Một số quy định tại các văn bản pháp luật cũng quy định lãi suất nợ quá hạn đƣợc áp dụng theo quy định của NHNN. Sau khi Bộ Luật dân sự năm 1995 ra đời tại khoản 1 điều 473 cũng có quy định: “ lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhƣng không đƣợc vƣợt quá 50% của lãi suất cao nhất do NHNN quy định đối với loại cho vay tƣơng ứng”. Nhƣ vậy vấn đề áp dụng lãi suất nợ quá hạn bắt đầu khó khăn do khơng cịn xác định đƣợc một mức lãi suất nợ quá hạn cụ thể mà chỉ khẳng định đƣợc rằng không quá 50% lãi suất trong hạn. Đối với lãi suất cho vay tiêu dùng cũng chịu sự điều chỉnh chung của những quy định pháp luật đối với hoạt động cho vay nói chung. Lãi suất nợ quá hạn của các TCTD vẫn tuân theo quy định của Bộ Luật dân sự 200559 và Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN60 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Tuy nhiên điều đáng nói là cách tính lãi suất nợ q hạn của hai văn bản này lại khác nhau gây thiệt hại cho ngƣời đi vay tiêu dùng.

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN có quy định “mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhƣng khơng vƣợt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã đƣợc ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng” cách quy định này dựa theo BLDS 1995. Theo quy định này thì mức lãi suất quá hạn cụ thể là bao nhiêu do TCTD và khách hàng thỏa thuận có thể là 100%, 120% hoặc thậm chí là 150%. Tuy nhiên khi BLDS 2005 ra đời có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 theo đó lãi suất nợ quá hạn đƣợc quy định khác với cách tính trên: “trong trƣờng hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tƣơng ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Nhƣ vậy với sự ra đời của Bộ Luật dân sự 2005 thì lãi suất nợ q hạn đã có một căn cứ pháp lý mới đó là theo “lãi suất cơ bản do NHNN công bố”. Nhƣ vậy quy định về nợ quá hạn của QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN là khơng cịn phù hợp. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trên thực tế các TCTD khi tiến hành cho vay tiêu dùng hay bất cứ với một khoản cho vay nào khác cũng quy định lãi suất nợ

59

Xem khoản 5 điều 474 bộ luật dân sự 2005

quá hạn nhƣ sau:“ lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với chính hợp đồng tín dụng đó”.

Nhƣ vậy với cách tính dựa vào quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN thì lãi suất nợ quá hạn căn cứ vào lãi suất cho vay trong hạn cịn theo quy định của BLDS thì lãi suất nợ quá hạn phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của NHNN. Hiện nay lãi suất cho vay tiêu dùng đã phổ biến ở mức 22-24% thậm chí có TCTD cho vay với mức lãi suất cao 27% thì việc tính lãi suất theo quy định của QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN quả là thiệt thòi cho ngƣời đi vay so với quy định của BLDS. Tuy nhiên thực tế các TCTD vẫn tính lãi suất nợ quá hạn trái pháp luật mà khơng hề có sự nhắc nhở kiểm tra, xử lý từ phía NHNN. Chính vì vậy song song với việc trả lại cơ chế lãi suất tự do cho thị trƣờng tự điều tiết thì NHNN cần phải tăng cƣờng cơng tác rà sốt, kiểm tra những văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp với những quy định của BLDS để từ đó yêu cầu các TCTD phải sửa đổi tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)