Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng (Trang 36 - 38)

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.1.Mặt tích cực

Đầu tiên là tính chủ động trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của các TCTD. Chính vì chƣa có một văn bản pháp luật cụ thể nào hạn chế riêng biệt đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cũng nhƣ đƣa ra một hạn mức cụ thể đối với hoạt động này đã giúp nâng cao tính tự chủ của các TCTD khi tiến hành kinh doanh loại hình này, giảm thiểu đƣợc sự chi phối từ phía Ngân hàng Nhà nƣớc đến hoạt động của các TCTD, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Trƣớc đây Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ cho phép các TCTD tiến hành cho vay những nhu cầu vốn đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định sẵn29. Quy định này có thể tạo cơ sở rõ ràng cho các TCTD xem xét, quyết định khi cho vay nhƣng lại hạn chế tính chủ động của các TCTD trong hoạt động cho vay. Khi soạn thảo quy chế cho vay thì dù cố gắng đến mức nào đi chăng nữa thì ngƣời soạn thảo cũng khó mà liệt kê hết đƣợc các mục đích cho vay cụ thể đó là chƣa kể những mục đích sử dụng vốn vay phát sinh trong quá trình vận động và phát triển của xã hội30. Nói một cách khác quy chế cho vay càng quy định cụ thể, chi tiết mục đích cho vay thì càng khơng phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng bởi nhu cầu vốn là do cung cầu thị trƣờng quyết định. Do đó nếu NHNN quy định cụ thể những trƣờng hợp đƣợc cho vay thì khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn

29 Xem điều 9 QĐ 284/2000/ QĐ-NHNN1 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng 30

Nguyễn Phƣơng Linh, (2009), “Để ngành ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế”, tạp chí ngân hàng,(số 4).

nhƣng lại có mục đích sử dụng vốn khác với những trƣờng hợp do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định thì các TCTD sẽ rất thụ động và lung túng trong việc ra quyết định cho vay mặc dù nhu cầu vốn đó là hợp pháp và vẫn đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của các TCTD. Với cơ chế này đã hạn chế tính linh hoạt của các TCTD, làm cho ngƣời đi vay vốn khó có cơ hội đƣợc tiếp xúc với nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Quy định trên khơng phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng càng không phù hợp với xu hƣớng pháp luật các nƣớc phát triển trên thế giới đƣợc làm những gì pháp luật khơng cấm chứ khơng phải đƣợc làm những gì pháp luật cho phép, xu hƣớng này cũng đƣợc thể hiện trong một số văn bản pháp luật nƣớc ta31. Xuất phát từ đó nên việc pháp luật khơng quy định cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng đƣợc tiến hành trong những trƣờng hợp nào mà chỉ quy định những mục đích vốn khơng đƣợc phép cho vay32 đã tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các TCTD khi tiến hành hoạt động này bởi vì khơng giống nhƣ hoạt động cho vay khác, mục đích tiêu dùng của con ngƣời là đa dạng nếu quy định cụ thể những trƣờng hợp đƣợc cho vay thì các TCTD khó mà tiến hành hoạt động này.

Thứ hai việc ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận của NHNN đã trả lại cho thị

trƣờng tài chính sự tự do hóa lãi suất cần thiết, với hoạt động cho vay tiêu dùng đây lại càng là một động thái tích cực tạo đà cho tín dụng tiêu dùng phát triển.

Lãi suất là một trong những chính sách quan trọng, lãi suất không chỉ tác động quy định đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế mà cịn là cơng cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, là cơng cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn vào những năm 2007, 2008 thì Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lƣơng thực và năng lƣợng, thị phần chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc Ngân hàng Nhà nƣớc phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất33. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời để đƣa nền kinh tế đi lên trong giai đoạn khó khăn, cơ chế lãi suất trần bộc lộ quá nhiều hạn chế bởi vì quan hệ cung cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ là do tính thị trƣờng quy định. Hoạt động cho vay tiêu dùng lại là loại hình kinh doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động cho vay khác. Do đó cơ chế lãi suất trần đối với loại hình kinh doanh này càng khơng phù hợp.

31 Xem khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 32

Xem điều 9 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng 33 http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=6533&Itemid=134

Thông tƣ 12/2010/TT-NHNN cịn hiệu lực tới thời điểm hiện nay có thể xem là động thái tích cực của cơ chế lãi suất. Mặc dù thơng tƣ này ra đời đẩy mặt bằng lãi suất hiện nay tại các TCTD tăng cao khiến cho cá nhân khó tiếp cận nguồn vốn. Hiện nay mức lãi suất phổ biến ở các TCTD là khoảng 22-24% cá biệt có TCTD cho vay lên đến 27%/năm34. Tuy nhiên điều này đƣợc xem là hệ quả tạm thời vì thực hiện theo lãi suất thỏa thuận sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh lãi suất giữa các TCTD góp phần xác lập quan hệ cung cầu vốn theo chiều hƣớng tích cực hơn.

Song nhằm tránh việc các TCTD ngầm liên kết với nhau giữ mức lãi suất cho vay cao và trong thời gian trƣớc mắt cần kiềm chế các TCTD tiếp tục cho vay theo hƣớng “nặng lãi” nên có quy chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ về giới hạn lãi suất nhất định hợp lý vừa thơng thống nhƣng vừa đảm bảo quyền lợi của các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng (Trang 36 - 38)