5. Bố cục của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ
* Chính phủ cần triển khai các chƣơng trình sản xuất sạch, tiết kiệm năng lƣợng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lƣợng sản phẩm dệt may. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế.
* Cần xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu: Một trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may là rất cần thiết. 70% nguyên phụ liệu dệt may VN phải nhập khẩu. Cụ thể: 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần nhƣ hoàn toàn phụ thuộc vào nƣớc ngoài.
Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trƣởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Thế nhƣng giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nƣớc ngoài.
Ví dụ nhƣ Nhật là thị trƣờng lớn thứ 3 của ngành dệt may Việt Nam yêu cầu hàng dệt may của Việt Nam muốn đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi 0% thì cần đảm bảo yêu cầu xuất xứ "hai công đoạn" rất ngặt nghèo là phải sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam, Nhật Bản hoặc từ các nƣớc ASEAN. Đây là điều khá khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việt Nam phải cạnh tranh rất lớn với các nƣớc trong khu vực do thuế hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Nhật vẫn phải chịu là 10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực tế Chính phủ đã có nhiều quan tâm và ƣu đãi nhƣng nguyên nhân công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển tƣơng xứng là do chúng ta chỉ mới ban hành cơ chế chính sách mà chƣa tạo điều kiện thực hiện. Trong khi đầu tƣ phát triển công nghiệp phụ trợ đòi hỏi vốn lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp (thậm chí lỗ những năm đầu), không sinh lợi nhƣ các ngành khác nên doanh nghiệp ngại đầu tƣ sợ rủi ro. Vì vậy Chính phủ cần có biện pháp để ngành phụ liệu phát triển, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu cho các DN dệt may trong nƣớc, sau là cung ứng cho nhu cầu của các quốc gia khác.
* Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trƣởng - chuyền trƣởng, quản lý chất lƣợng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu, kỹ năng điều hành nhân sự và trách nhiệm xã hội....
Nhà nƣớc nên có hỗ trợ đào tạo ban đầu cho các chuyên viên thiết kế trong nƣớc, đặc biệt là mời những chuyên gia thiết kế có tiếng trên thế giới để các nhà thiết kế trong nƣớc có điều kiện tiếp cận trực tiếp với yêu cầu của thị trƣờng quốc tế. Đồng thời bố trí một địa điểm riêng cho trình diễn thời trang, xây dựng địa điểm này thành tụ điểm của các nhà thiết kế, các nhà kinh doanh, các nhà phê bình nghệ thuật và công chúng yêu thời trang. Đây sẽ là một địa điểm để trao đổi phát triển kỹ năng, kiến thức, cũng nhƣ tạo một môi trƣờng giao dịch thuận lợi cho ngành công nghiệp thời trang.
* Chính phủ Việt Nam cần có những can thiệp cần thiết (nhờ các tổ chức thế giới hoặc kêu gọi các nƣớc trên thế giới...) để bảo vệ các DN trong nƣớc cũng nhƣ bảo vệ uy tín quốc gia.
Ngành dệt may đã luôn đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nƣớc, mong muốn Nhà nƣớc cần quan tâm một cách kịp thời, nhằm phát huy tối đa khả năng của các DN ngành dệt may nói chung cũng nhƣ công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3.2. Kiến nghị với công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
* Tập trung đầu tƣ xây dựng, củng cố, quảng bá thƣơng hiệu bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ hệ thống nhận diện cửa hàng, các hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí, tham gia các hội chợ, chƣơng trình biểu diễn thời trang... Xây dựng và phát triển hệ thống tiêu thụ, không ngừng đổi mới hình thức phục vụ và tìm kiếm khách hàng, chủ động khai thác tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú nhằm đa dạng đối tƣợng khách hàng phục vụ. Đổi mới công tác chuẩn bị sản xuất đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đầu tƣ cho khâu thiết kế, đƣa ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng phù hợp từng đối tƣợng, từng lứa tuổi khác nhau của ngƣời tiêu dùng. Xây dựng lại trang Web và cập nhật kịp thời các sản phẩm mới tới khách hàng.
* Công ty nên chú trọng vào giải pháp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trƣờng không thanh toán bằng USD, tập trung phát triển thị trƣờng EU, Nhật Bản đồng thời mở rộng thị trƣờng trong nƣớc. Ngoài ra, Công ty cần đẩy mạnh tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chi phí năng lƣợng, vận tải; quan tâm sản xuất mặt hàng có giá trị cao. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nƣớc để tăng tỷ trọng nội địa hóa, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
* Sử dụng các nhãn sinh thái cho sản phẩm của công ty. Nhu cầu cho các sản phẩm mang tính môi trƣờng ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, ngƣời tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm dễ dàng đƣợc nhận diện và đƣợc gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật pháp. Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trƣờng thƣờng đƣợc biết đến nhƣ một nhãn sinh thái. Những dấu xác nhận chỉ ra rằng sản phẩm giảm ảnh hƣởng đến môi trƣờng so với các sản phẩm tƣơng tự. Công ty cần chỉ ra cho mọi ngƣời biết rằng mình sản xuất sản phẩm theo phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng. Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện, tuy nhiên có thể cho rằng đây là một công cụ cạnh tranh mạnh. Bốn nhãn hiệu quan trọng tại EU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đƣợc áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông thƣờng là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG
* Tập trung đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài nhằm đối phó với các rào cản thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu. Phối hợp, liên kết trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại (Tập đoàn, Hiệp hội và các đơn vị làm chức năng xúc tiến) nhằm đa dạng hoá thị trƣờng xuất khẩu, tạo ra sự độc lập nhất định, giảm sự lệ thuộc quá mức vào các thị trƣờng nhập khẩu lớn.
* Công ty nên phát huy những đóng góp nhất định cho các hoạt động xã hội, nhƣ: xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng..., các hoạt động thể thao, cũng nhƣ các hoạt động phong trào, tài trợ cho các chƣơng trình trên truyền hình, tham gia các cuộc thi nhƣ: Vietnam Collection Grand Prix, Vietnam Fashion Week... để quảng bá cho hình ảnh của Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG đã nỗ lực và vƣơn lên đạt đƣợc nhiều thành tích đáng khích lệ. Mục tiêu cũng nhƣ ý tƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh là hƣớng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có. Chính vì thế, các nguồn lực kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khai thác sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhu cầu thƣờng xuyên bắt buộc của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trƣờng. Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy đƣợc chất lƣợng của việc sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn nói riêng. Công ty có tồn tại và phát triển trong tƣơng lai hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc công ty sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG” đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Hệ thống những khái niệm cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn.
2. Phân tích thực trạng sử dụng vốn của công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
3. Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời kiến nghị lên các cơ quan quản lí nhà nƣớc ở các cấp các ngành một số cơ chế chính sách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nói chung cũng nhƣ công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG nói riêng phát triển trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thƣơng (2010), Bảo vệ doanh nghiệp trong thương mại quốc tế,
Nhà xuất bản Công Thƣơng.
2. Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, Báo cáo Tài chính các
năm 2008 - 2012.
3. Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, Báo cáo Tổng kết các
năm 2008 - 2012.
4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
6. Dƣơng Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chánh doanh nghiệp hiện đại
.
7. Marry Bufet & David Clark (2010), Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffet (dịch giả Nguyễn Trƣờng Phú và Hồ Quốc Tuấn), Nhà xuất bản Trẻ.
8. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Bùi Hữu Phƣớc (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hồ Chí Minh.
10. Quyết định 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020.
11. (2001),
.
12. (2009),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13. Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại (2011), Kinh nghiệm xúc tiến thương mại thị trường nội địa một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Công Thƣơng.
14. Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại (2011), Kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp trong nước, trong công tác xúc tiến thương mại và chiếm lĩnh thị trường nội địa, Nhà xuất bản Công Thƣơng. 15. Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại (2011), Xúc tiến
thương mại và kích cầu nội địa thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Công Thƣơng.
Website
16. Phan Thị Kim Cúc (2010), “Tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp dệt may”, http://vi.scribd.com/doc/106763667,ngày 13/12/2012.
17. Đặng Phƣơng Dung (2012), “Mở lối cho ngành dệt may Việt Nam”, http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/goc-chuyen-gia/2012/08/mo-loi- cho-nganh-det-may-viet-nam-18872/, ngày 20/12/2012.
18. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2011), “Báo cáo ngành Dệt May Việt Nam”, http://www.Seasc.com.vn/Handlers/DowloadReport.ashx?ReportID=60 864, ngày 08/12/2012.
19. Hàn Thùy (2012), “Nhân công giá rẻ mất dần ƣu thế cạnh tranh”, http://www.baovanhoa.vn/Kinhte/47808.vho, ngày 03/01/2013.