2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ, và một số thông tin trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, trên các trang web, các báo điện tử có liên quan đến hoạt động tín dụng.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối, đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-2012.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1
∆y = x 100 - 100% yo
Trong đó:
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối, đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu cùng với kết hợp phƣơng pháp thống kê mô tả để thấy đƣợc thực trạng nguồn vốn và thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ .
- Mục tiêu 4: Từ mơ tả và phân tích trên, sử dụng phƣơng pháp suy luận, để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH CẦN THƠ. CHI NHÁNH CẦN THƠ.
3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình
Ngân hàng An Bình (ABBANK), một trong các ngân hàng hàng đầu và là một trong mƣời ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam với hơn 133 điểm giao dịch phủ đầy 29 tỉnh thành trên cả nƣớc. Sau hơn 19 năm phát triển và trƣởng thành từ năm 1993, ngân hàng An Bình đã có sự bức phá mạnh mẽ với sự lien kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nƣớc nhƣ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cổ đơng chiến lƣợc nƣớc ngồi Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác nhƣ prudential, tổng công ty viễn thông quân đội Viettel… Ngân hàng An Bình đƣợc tạp chí Asia Money 01.2007 bình chọn là “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á năm 2006”. Ngân hàng An Bình đƣợc nhận Quả cầu vàng – the Best Banker do Ban tổ chức Hội chợ Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ ”. Vào tháng 12 năm 2010 ngân hàng An Bình phát hành thành cơng 600.000 trái phiếu chuyển đổi và 390.000 trái phiếu thƣờng cho Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Maybank. Theo kế hoạch, HĐQT đã trình đạt hội đồng cổ đông đƣợc thông qua tăng vốn điều lệ từ 4200 tỷ đồng lên 5000 tỷ đồng vào năm 2012.
Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng An Bình trên 4200 tỷ đồng, có mạng lƣới hoạt động trên khắp cả nƣớc và đang phục vụ hàng trăm ngàn khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng An Bình đã tăng trƣởng vƣợt bậc trong vịng hai năm qua.
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là một thành phố trọng điểm về kinh tế khu vực của Đồng bằng sơng Cửu Long. Do nằm trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nên thành
phố Cần Thơ đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ rất nhiều nhƣ sân bay Cần Thơ, cảng biển, khu công nghiệp, khu chế xuất…cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ khoa học kỹ thuật từ các trƣờng đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh.
Với những thuận lợi trên của Cần Thơ, ngày 07 tháng 03 năm 2006 Ban lãnh đạo ngân hàng An Bình đã quyết định thành lập một chi nhánh mới là ngân hàng An Bình – Chi nhánh Cần Thơ và đây là chi nhánh cấp một của ngân hàng An Bình tại thành phố Cần Thơ.
Ngân hàng An Bình có trụ sở đầu tiên đặt tại số 02 đƣờng Hùng Vƣơng, phƣờng Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đến ngày 07 tháng 04 năm 2007, ngân hàng An Bình chính thức dời về địa điểm số 74-76 đƣờng Hùng Vƣơng, phƣờng Thới Bình, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ hoạt động cho đến nay.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ không ngừng đƣợc củng cố và lớn mạnh về qui mô hoạt động, phƣơng thức kinh doanh đa năng, đa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ năng động nhiệt tình, đƣợc đào tạo lành nghề, sẵn sang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng chất lƣợng cao.
Hiện nay, ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ bao gồm 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, 4 phòng ban và 3 phòng giao dịch trực thuộc, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám đốc.
Hình 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ABBANK CẦN THƠ
(Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự, ABBANK Cần Thơ, 2013)
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TỐN – KHO QUỸ PHĨ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phịng Quan hệ khách hàng Phịng Tín dụng Phịng Hành chính - Nhân sự Phịng Giao dịch An Nghiệp Phịng Giao dịch Cái Răng Phòng Giao dịch Ơ Mơn Phịng Kế tốn và Ngân quỹ
3.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
- Hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
của cấp trên giao cho.
- Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật… của cán bộ, công nhân viên của đơn vị.
- Xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lƣợc phát triển kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Xử lý hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của Chi nhánh.
Phó Giám đốc
- Là ngƣời giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm của Tổng Giám đốc.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó.
- Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng Quan hệ khách hàng: chia làm 3 bộ phận
- Bộ phận khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp
Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp liên quan đến tín dụng, quản lý tín dụng phù hợp với thể lệ, chế độ hiện hành của ngân hàng An Bình. Trực tiếp quản cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho doanh nghiệp.
Thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ngân hàng An Bình.
Phịng tín dụng: bao gồm 3 bộ phận
Bộ phận quản lý rủi ro
- Tham mƣu cho các giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.
- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tƣ, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phƣơng án, đề nghị cấp tín dụng.
- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo hƣớng dẫn của ngân hàng An Bình.
Bộ phận thẩm định giá tài sản
- Thẩm định giá tất cả các tài sản thế chấp
- Tái thẩm định giá trị của các phòng giao dịch trực thuộc
- Theo dõi, kiểm tra sự biến động của thị trƣờng bất động sản và động sản kịp thời cập nhật thƣờng xuyên nguyên giá trị tài sản.
Bộ phận quản lý tín dụng
- Thực hiện cộng tác báo cáo tín dụng - Quản lý các món vay, giải ngân, thu nợ
- Theo dõi chứng từ giải ngân, chứng từ pháp lý của hồ sơ Phịng điện tốn (IT)
- Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống điện tốn tại chi nhánh.
- Bảo trì, bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thong suốt hoạt động của hệ thống máy
tính của thi nhánh.
Phịng Hành chính và quản lý nhân sự
- Phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch đƣợc hội sở duyệt từng năm.
- Lên kế hoạch, chƣơng trình đào tạo nhân viên và quan hệ trung tâm đào tạo ngân hàng An Bình.
- Soạn thảo văn bản, thong báo, quyết định, công văn… tiếp nhận và phân công các công văn từ hội sở, NHNN và các nơi khác gửi đến.
Phịng Kế tốn và Ngân quỹ
- Thực hiện nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định
của NHNN và ngân hàng An Bình. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các diểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc lien quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại các chi nhánh. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng lien quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các hạch toán giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nƣớc và ngân hàng An Bình. Thực hiện nghiệp vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Các phòng giao dịch trực thuộc
- Tổ chức cơng tác hoạch kế tốn và bảo quản an toàn kho quỹ theo qui định của ngân hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu, nghien cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động. Xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị đồng thời chịu sự kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên hoặc đột xuất của các đơn vị có lien quan.
3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Qua ba năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, ta thấy lợi nhuận của ABBANK Cần Thơ có chiều hƣớng biến động qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 tăng lên 85,89% nhƣng lại giảm 81,28% vào năm 2012. Đó là do trong năm 2012, tốc độ tăng trƣởng của thu nhập tăng rất thấp chỉ khoảng hơn 1% nhƣng tốc độ tăng trƣởng của chi phí lại lên đến 20,82%, cao tăng gấp 20 lần so với mức tăng của thu nhập.
Bảng 1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập 128.177 169.028 170.779 40.851 31,87 1.751 1,04 - Thu từ lãi 124.618 166.252 168.826 41.634 33,41 2.574 1,55 - Thu từ hoạt động dịch vụ 2.851 2.253 1.122 -598 -20,98 -1.131 -50,20 - Thu khác 708 523 831 -185 -26,13 308 58,89 2. Chi phí 110.556 136.272 164.646 25.716 23,26 28.374 20,82 - Chi phí lãi 110.065 134.993 164.098 24.928 22,65 29.105 21,56 - Chi hoạt động dịch vụ 489 1.271 532 782 159,92 -739 -58,14 - Chi khác 2 8 16 6 300 8 100 3.Lợi nhuận 17.621 32.756 6.133 15.135 85,89 -26.623 -81,28
(Nguồn: Phịng kế tốn - ABBANK Cần Thơ, 2013)
Về thu nhập
Thu nhập từ lãi của ngân hàng thƣờng chiếm tỷ trọng hơn 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng bởi hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Vì thế khi thu nhập từ lãi tăng mạnh đã kéo theo tổng thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2011, khi thu từ lãi tăng hơn 30% đã góp phần tăng thu nhập lên đến 31,87%. Thu từ lãi tăng mạnh trong năm 2011, chủ yếu là do lãi suất cho vay của ABBANK Cần Thơ tăng khá cao, đỉnh điểm có khi lên đến hơn 20%, cao hơn mức 13 – 15% vào năm 2010. Việc lãi suất của ngân hàng tăng cao lên là do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ phía cá nhân và doanh nghiệp đã góp phần làm cho lãi suất huy động ngày càng leo thang. Việc tăng mạnh lãi suất huy động đã kéo theo lãi suất cho vay tăng cao. Thêm vào đó, trong năm này, nền kinh tế gặp nhiều bất ổn, chi phí sản xuất tăng mạnh nên các doanh nghiệp rất khát vốn và cần nhiều sự hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng ABBANK Cần Thơ. Bên
cạnh đó, một phần là do trong thời gian này, ngân hàng đã đƣa ra nhiều gói hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp thốt khỏi khó khăn nên doanh số cho vay tăng lên. Việc doanh số cho vay tăng lên công với lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến thu từ lãi tăng mạnh.
Bƣớc vào năm 2012, mặc dù lãi suất cho vay có chiều hƣớng hạ nhiệt. Thế nhƣng do trong năm này, các doanh nghiệp đã đƣợc Nhà Nƣớc hỗ trợ bằng việc ra nhiều thông tƣ và quyết định hạ lãi suất cho vay và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay của chi nhánh nên doanh số cho vay của chi nhánh cũng tăng lên góp phần tăng thu từ lãi.
Về thu từ hoạt động dịch vụ có chiều hƣớng giảm xuống trong năm 2011 là do trong thời gian này, các ngân hàng thƣơng mại mở ra ngày càng nhiều. Vì thế, các ngân hàng ngày càng hồn thiện về các gói dịch vụ của mình. Chính sự cạnh tranh này đã tạo cho khách hàng có tâm lý chọn ngân hàng gần nơi mình cƣ ngụ. Trong khi đó, ABBANK hiện nay chỉ có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, số lƣợng chi nhánh và phịng giao dịch khá ít hơn các ngân hàng thƣơng mại khác nên khó cạnh