Xử lý đối với hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp của chủ thể bị

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 CHỦ THỂ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1.2. Thực trạng pháp luật về chủ thể có quyền góp vốn thành lập doanh

1.2.3. Xử lý đối với hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp của chủ thể bị

bị cấm

Việc chủ thể bị cấm thực hiện GVTLDN là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó, họ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng, hành vi cụ thể mà chủ thể thực hiện hành vi bị cấm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra, trường hợp người có chức vụ, quyền hạn có hành vi GVTLDN mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị cách chức hoặc buộc thơi việc. Và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể bị cách chức nếu có hành vi góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính

22

Phủ ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời phải thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế hoặc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Theo đó, đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN). Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên mà doanh nghiệp khơng đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đơng, thì Phịng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi GCNĐKDN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)