Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 3 THỦ TỤC GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

3.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp

3.2.2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hệ quả tất yếu của GVTLDN là khai sinh ra một doanh nghiệp mới. Do đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện để có thể tiến hành kinh doanh. Hiện nay, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể tiến hành theo phương thức truyền thống (nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh) hoặc qua mạng điện tử (tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). Thời hạn đăng ký thực tế đã được rút ngắn đáng kể, theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp GCNĐKDN trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ86.

Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể thành lập doanh nghiệp phải tự kê khai hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp, chính xác và trung thực của các thông tin kê khai trong hồ sơ. Hành vi kê khai khơng trung thực, khơng chính xác nội dung đăng ký doanh nghiệp, kê khai khống VĐL là hành vi bị cấm tại Điều 17 LDN 2014. Hiện nay, CQĐKKD chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ87. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, chỉ cần hồ sơ nộp đủ theo quy định là tiến hành cấp chứ không kiểm tra hồ sơ là giả hay thật vì mỗi ngày Sở cấp đến gần 1000 hồ sơ88. Lợi dụng việc cấp phép mà chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ như hiện nay, rất nhiều trường hợp người thành lập doanh nghiệp cố tình kê khai thơng tin khơng trung thực nhằm trục lợi. Gần đây, có một vụ việc gây xơn xao dư luận khi Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) đăng ký thành lập với mức VĐL là 144.000 tỷ đồng vào ngày 17/01/2020. Quy mô vốn đăng ký của USC Interco thậm chí cao hơn cả Viettel và chỉ đứng sau hai tập đoàn Nhà nước là PVN và EVN89. Nhận thấy sự bất thường về số vốn góp, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát. Kết quả, các cổ đông của USC Interco đều hồn tồn khơng có khả năng thực hiện việc góp vốn và cho rằng có sự nhầm lẫn con số khi đăng ký do cổ đơng đăng ký trong tình trạng “say rượu”. Thực tế, khơng có căn cứ để chứng minh việc đăng ký VĐL cao hơn nhiều khả năng thực tế của chủ thể góp vốn là do cố tình hay nhầm lẫn. Theo đó, các cơng

86 Khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014.

87 Điều 9 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp.

88 Đặng Thị Hàn Ni, “Một số vấn đề về tính hợp lệ của hồ sơ cấp GCNĐKDN”, http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-tinh-hop-le-cua-ho-so-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep- 318077.html, truy cập ngày 12/5/2020.

89 “Cổ đông siêu doanh nghiệp vốn 144.000 tỷ là đăng ký nhầm”, https://vnexpress.net/co-dong-sieu-doanh- nghiep-von-144-000-ty-la-dang-ky-nham-4061380.html, truy cập ngày 20/5/2020.

47

ty ma hay tình trạng khai khống VĐL tồn tại rất nhiều mà khó có thể phát hiện hay kiểm sốt. Từ đó, phát sinh nhiều vụ việc lừa đảo đối tác/khách hàng.

Tình trạng nội dung hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khơng khớp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp dễ làm phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những chủ thể không biết. Như trường hợp của ơng D.Q.T. ở TP. Hồ Chí Minh đăng ký thành lập cơng ty cổ phần, với loại hình doanh nghiệp này địi hỏi phải có ít nhất 03 cổ đông nên ông T đã đăng ký thành lập công ty với CĐSL là vợ chồng và em trai ông T. Biết được sự việc, em ông T đã bán lại số cổ phần do mình đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người khác. Người mua đã kiện cơng ty ra tịa để địi sở hữu số cổ phần đó. Dù việc đứng tên chỉ trên giấy, người em khơng có bất kỳ giấy tờ chứng minh đã góp vốn và hẳn nhiên không được công nhận tư cách cổ đông, nhưng việc thoải mái trong cấp giấy phép kinh doanh đã phát sinh tranh chấp90. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay rất thơng thống, nhưng chính sự thơng thống này vơ hình trung tạo điều kiện cho một số chủ thể trục lợi, dẫn đến phát sinh những tranh chấp khơng đáng có.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)