CHƯƠNG 2 TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN
2.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
2.1.2. Thực trạng pháp luật về tài sản góp vốn
2.1.2.1. Loại tài sản góp vốn
So với LDN 2005, LDN 2014 đã tách riêng một điều khoản để quy định về tài sản góp vốn. Tương tự với các phiên bản LDN trước đây, LDN 2014 liệt kê các loại tài sản có thể là tài sản góp vốn, đồng thời, sử dụng điều khoản mở nhằm đa dạng hóa loại tài sản có thể góp vốn. Tuy nhiên, LDN 2014 hiện nay đã có sự mở rộng đáng kể các loại tài sản có thể góp vốn, theo đó, tài sản góp vốn bao gồm: (i) tiền, vàng; (ii) giá trị quyền sử dụng đất; (iii) giá trị quyền sở hữu trí tuệ; (iv) cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật; và (v) các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Trong công
44 Hoàng Thanh Tuấn, “Bản chất và vai trò của vốn điều lệ”, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin- tuc/599/3683/ban-chat-va-vai-tro-cua-von-dieu-le-.aspx, truy cập ngày 18/5/2020.
27
ty cổ phần, khi sử dụng các tài sản khác ngoài Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật để mua cổ phần, trái phiếu thì các tài sản này phải là tài sản đã được quy định tại Điều lệ công ty45.
Hiện nay, các tài sản như cổ phần hoặc PVG trong doanh nghiệp hiện hữu khác, chứng khốn và quyền địi nợ được sử dụng ngày càng nhiều hơn để góp vốn hoặc mua cổ phần mới chào bán. Tất cả các loại tài sản trên đều có giá trị bằng tiền và có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKDN, một số cơ quan cấp phép khơng chấp thuận việc góp vốn hoặc mua cổ phần bằng các loại tài sản trên46. Theo đó, dù LDN 2014 đã mở rộng tài sản góp vốn nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn và cơ chế đảm bảo thi hành nên trên thực tế, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tiếp cận được sự thơng thống như quy định của LDN.
Ngoài ra, quy định tại Điều 35 LDN 2014 có một số điểm khơng hồn toàn hợp lý, cụ thể như sau: Thứ nhất, LDN 2014 chỉ quy định tài sản nào được góp vốn nhưng lại khơng đề cập đến đặc điểm của tài sản góp vốn. Thiết nghĩ, LDN 2014 có dụng ý muốn quay lại quy định của BLDS. Thế nhưng, việc không quy định cụ thể lại dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến tài sản góp vốn trên thực tế. Thứ hai, quy định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị quyền sở hữu trí tuệ là tài sản góp vốn là không phù hợp với thực tiễn và pháp luật chuyên ngành. Điều này khiến cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật khơng đồng nhất khi có văn bản xác định tài sản góp vốn là “quyền sử dụng đất”, “quyền sở hữu trí tuệ” thay vì “giá trị quyền sử dụng đất”, “giá trị quyền sở hữu trí tuệ”. Thứ ba, quy định riêng biệt bí quyết kĩ thuật là tài sản góp vốn khơng phù hợp với quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Luật Chuyển giao cơng nghệ 2017. Vì thực chất, bí quyết kỹ thuật là một phần của công nghệ.
2.1.2.2. Góp vốn bằng một số tài sản cụ thể
Thứ nhất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Khi tiến hành góp vốn, tài sản góp vốn phải là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn. Thực tế, nhiều vụ tranh chấp phát sinh khi mang tài sản thuộc sở hữu chung (thường là tài sản chung của vợ chồng hoặc của hộ gia đình) để GVTLDN. Việc tự ý góp vốn tài sản chung có thể khiến giao dịch góp vốn bị vơ hiệu. Vợ chồng ông M và bà N là chủ hợp pháp đối với quyền sử dụng đất tọa lạc tại ấp C, xã G B, huyện T B, Tây Ninh. Ơng M có tự ý góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trên vào công ty Công ty TNHH Bao bì giấy S M mà khơng có sự đồng ý của bà N
45 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2014.
28
theo Biên bản góp vốn ngày 20/02/2008. Cơng ty S M xây dựng nhà xưởng trên đất và thế chấp vay tiền tại Ngân hàng từ năm 2010 nhưng bà N khơng có ý kiến gì cho đến khi Cơng ty S M bị tuyên bố mở thủ tục phá sản năm 2012. Trường hợp bà N có căn cứ áp dụng Án lệ 04/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, do đó, Tịa án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N về yêu cầu tuyên bố hợp đồng góp vốn vơ hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu đối với ½ giá trị quyền sử dụng đất đã góp vốn theo Bản án số 23/2019/DS-PT của TAND tỉnh Tây Ninh ngày 18/01/2019 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng góp vốn vơ hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Hoặc một bản án khác của TAND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Bản án số 10/2018/DS-ST ngày 14/5/2018) về tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Theo đó, 11 hộ dân tại địa phương có góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với Công ty Cổ phần cà phê THMA. Sau đó, các bên có tranh chấp và các hộ gia đình khởi kiện u cầu tun hợp đồng góp vốn vơ hiệu và u cầu Cơng ty THMA trả lại đất. Tịa án xác định 11 hợp đồng góp vốn vơ hiệu vì hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình nhưng khơng được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.
Thứ hai, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Từ thời điểm gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong quá trình hội nhập. Gần đây, sự tham gia trong EVFTA và Hiệp định CPTPP đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ47. LDN hiện hành đã quy định rõ hơn về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 35 LDN 2014: “Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp
vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”. Và chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối
với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Theo cách phân loại của BLDS 2015, hiện nay tài sản được phân chia thành hai loại: bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, các nhà làm luật sử dụng yếu tố “thời điểm tồn tại” để phân chia thành “tài sản hiện có” và “tài sản hình thành trong tương lai”. Cách phân loại này về logic còn thiếu một nhánh, đó là “tài sản biến mất trong tương lai”48. Thực tế, các quyền sở hữu trí tuệ thơng thường chỉ được bảo hộ trong
47 VCCI, “Doing business in Viet Nam”, https://www.pwc.com/vn/en/publications/2019/pwc-vietnam-dbg- 2019.pdf, truy cập ngày 28/4/2020.
48 Lê Minh Thái, “Hồn thiện pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa”, http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/hoan-thien-phap-luat-ve-gop-von-bang-nhan-hieu-hang-hoa-tai- viet-nam-127849.html, truy cập ngày 28/4/2020.
29
một thời gian nhất định và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bản chất của quyền sở hữu trí tuệ là sự sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại, do đó, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ cũng bị giới hạn để đảm bảo nguyên tắc sử dụng hợp lý, cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và cộng đồng. Do đó, khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một lưu ý quan trọng khi góp vốn và định giá tài sản.
Hiện nay, vẫn chưa có hành lang pháp lý an tồn và tồn diện cho việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Năm 2010, Bộ Tài chính đã hồn thành và lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu49. Tuy nhiên, dự thảo thông tư khơng được thơng qua và việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn bị bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, do đó, các nhà đầu tư cũng khơng mặn mà với việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Thứ ba, góp vốn bằng tri thức, công sức lao động
Hiện nay, thế giới đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức. Tri thức khơng cịn là khái niệm mơ hồ mà nó đã trở thành một tài sản quý của mỗi cá nhân, tổ chức. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã ghi nhận: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự
sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”50. Trước tình hình đó, việc xem tri thức như một loại tài sản và có thể góp vốn cịn nhiều quan điểm khác nhau.
Trong thời đại của công nghệ và tri thức như hiện nay, khái niệm tài sản cũng dần biến đổi theo. Theo đó, hiện nay xuất hiện nhiều đối tượng được xem là “tài sản” tồn tại phụ thuộc vào con người, có giá trị rất lớn và ngày càng được khai thác hiệu quả như tri thức, năng khiếu,… nhưng không được cơ quan nhà nước chấp nhận. Bởi chúng không là tài sản khi đối chiếu với quy định của BLDS51. Do đó, trên thực tế, vẫn cịn nhiều tranh cãi chưa có hồi kết liên quan đến việc góp vốn bằng tri thức, cơng sức. Mặc dù biết rằng việc góp vốn bằng tri thức, công sức, những khả năng trừu tượng sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá PVG để chia sẻ
49 “Góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa: Cần một khung pháp lý toàn diện”,
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/quyettoan/sltn_quyettoan_chitiet5?dDocNam e=BTC333022&dID=42385&_afrLoop=64470048218906583#!%40%40%3FdID%3D42385%26_afrLoop% 3D64470048218906583%26dDocName%3DBTC333022%26_adf.ctrl-state%3Dy53v8efg3_4, truy cập ngày 28/4/2020.
50 Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Góp vốn dưới góc độ quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 16 (368)/2018.
30
quyền lợi trong công ty; chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Có một điểm khiến những khả năng này khó khăn khi trở thành tài sản góp vốn là, tri thức khi được góp vốn hồn tồn khơng rời khỏi các thành viên góp nó. Vì vậy, việc đảm bảo cho sự độc quyền sử dụng chúng của công ty là một vấn đề lớn cần tới sự trung thực của người góp vốn52.
Pháp luật một số nước khơng hồn tồn bắt buộc tài sản góp vốn phải rõ ràng như pháp luật Việt Nam. Điều 1832 BLDS Pháp quy định: “Công ty do hai hay nhiều
người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp, sử dụng tài sản hoặc cơng sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi”. Ngoài ra, BLDS Quédec (một bang của Canada chịu ảnh hưởng của pháp luật
Pháp53) cũng quy định cho phép tài sản góp vốn là tài sản, tri thức và công sức lao động54. Như vậy, pháp luật Pháp cho phép tài sản góp vốn là tài sản hoặc cơng sức của người góp vốn. Tuy nhiên, PVG bằng cơng sức lao động khơng được tính vào vốn của cơng ty, nhưng người góp vốn bằng cơng sức lao động được nhận cổ phần của cơng ty, có quyền chia lãi và tài sản có, đồng thời cũng phải chịu lỗ. Phần lãi hoặc lỗ của mỗi thành viên được xác định theo tỷ lệ PVG của họ vào vốn của công ty; phần của thành viên góp vốn bằng sức lao động được tính bằng với phần của người góp vốn ít nhất, trừ trường hợp có quy định khác55. Sự thừa nhận góp vốn bằng sức lao động nhưng áp dụng một cách uyển chuyển, khéo léo khơng tính vào vốn của cơng ty nhưng là cơ sở để chia lãi và chịu lỗ. Quy định này làm tăng cơ hội tham gia vào doanh nghiệp và tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể. Con người có thể góp cơng sức lao động của mình vào cơng ty với tư cách chủ thể thành lập thay vì là người làm thuê56.
Theo quan điểm của tác giả, dù tri thức, công sức lao động,… được xem là tài sản thì cũng khó được xem là một loại tài sản có thể góp vốn vào cơng ty. Theo LDN, bản chất của việc góp vốn là sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ chủ thể góp vốn sang doanh nghiệp để tạo thành VĐL của doanh nghiệp. Trong khi đó, đặc trưng của loại khả năng này là không thể tách rời và gắn chặt với chủ sở hữu chúng nên không thể tiến hành việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho cơng ty. Về lý luận, việc góp vốn bằng tri thức, công sức lao động,… tưởng chừng như rất dễ dàng nhưng căn
52 Nguyễn Thị Liễu Hạnh, tlđd số 6, tr. 42-43.
53 Suzanne Potvin Plamondo, “Kinh nghiệm của bang Québec – Canada về đăng ký các quyền đối với động sản trong quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự mới và hệ thống đăng ký động sản”,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/06/08/kinh-nghiem-cua-bang-qubec-canada-v-dang-ky-cac-quyn- di-voi-d%CC%A3ng-sa%CC%89n-trong-qu-trnh-xy/, truy cập ngày 28/4/2020.
54 Article 2186 Civil Code of Québec, http://www.legisquebec.gouv.qc.ca/en/showdoc/cs/CCQ- 1991?langCont=en#ga:l_nine-h1, truy cập ngày 28/4/2020.
55 Civil Code of France.
56 Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Góp vốn dưới góc độ quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu lập
31
cứ vào tình hình thực tế nước ta thì cơ quan nhà nước gần như khơng thể quản lý về điều này và hàng loạt rủi ro có thể xảy ra mà khó có thể khắc phục được.
2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, bổ sung quy định về điều kiện của tài sản góp vốn trong LDN. Theo đó, về cơ bản, tài sản góp vốn phải là tài sản khơng có tranh chấp và thuộc quyền sở hữu hợp pháp chủ thể góp vốn. Hiện nay, LDN chỉ liệt kê các loại tài sản có thể GVTLDN nhưng không đề cập điều kiện để một tài sản có thể được góp vốn. Tuy nhiên, nếu tài sản không đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ rất rủi ro khi GVTLDN. Bởi lẽ, một tài sản đang có tranh chấp, tức đang trong q trình xác định ai là chủ sở hữu tài sản. Trong khi đó, chỉ chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản bằng cách góp vốn. Ngồi ra, tài sản góp vốn phải là tài sản hợp pháp của người góp vốn và người này có tồn quyền đối với tài sản này. Nếu tài sản góp vốn là tài sản chung, việc góp vốn phải được sự đồng ý, ủy quyền của người sở hữu còn lại. Như vậy, tài sản góp vốn là tài sản khơng có tranh chấp và thuộc quyền sở hữu hợp pháp chủ thể góp vốn thì việc góp vốn mới được thực hiện và không bị vô hiệu, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của thành viên, cổ đông khác trong cơng ty, các chủ thể khác có liên quan cũng như hạn chế tranh chấp về sau.
Thứ hai, sửa đổi khoản 1 Điều 35 LDN 2014 như sau: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
trí tuệ, cơng nghệ, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Nói