CHƯƠNG 3 THỦ TỤC GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
3.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp
3.2.3. Thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp
3.2.3.1. Nghĩa vụ góp vốn thành lập doanh nghiệp
Về nguyên tắc, chủ thể góp vốn có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn góp vốn.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là hành vi chứng minh người góp vốn đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết, theo đó, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của chủ thể góp vốn, đồng thời, xác lập quyền sở hữu của cơng ty đối với tài sản góp vốn. Mỗi tài sản có những đặc tính riêng, do đó, thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với từng loại tài sản cũng có sự khác nhau và được quy định tại khoản 1 Điều 36 LDN 2014. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ. Đối với tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải đảm bảo các nội dung được quy định tại Điều 36 LDN 2014. Cổ phần hoặc PVG bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang cơng ty.
90 “Những bất cập trong luật doanh nghiệp – bài 2: thống kẻ gian, khó người ngay”,
https://www.sggp.org.vn/nhung-bat-cap-trong-luat-doanh-nghiep-bai-2-thoang-ke-gian-kho-nguoi-ngay- 606814.html, truy cập ngày 13/5/2020.
48
Như vậy, trường hợp tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì cơng ty chỉ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản góp vốn (hoặc người sử dụng đất) kể từ ngày giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất được cấp. Việc giao và nhận tài sản góp vốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi hồn tất thủ tục sang tên, tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên. Đối với tài sản thuộc loại không phải đăng ký quyền sở hữu, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu được thực hiện bằng cách giao tài sản (phải được xác nhận bằng văn bản). Nghĩa vụ giao tài sản được coi là hoàn thành khi: (i) tài sản được giao đúng tình trạng, đúng số lượng như đã thoả thuận trong cam kết góp vốn và (ii) tài sản ở trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng để người nhận chiếm hữu91. Thực tế, vấn đề về chuyển quyền sở hữu tài sản còn tồn tại nhiều tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp giữa các thành viên Công ty cổ phần Miền Trung Việt được giải quyết tại Bản án số 61/2013/DS-ST ngày 09/9/2013 của TAND quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng: Vào năm 2010, bà Ngọc, ơng Tuấn và bà Phương có thành lập Cơng ty Miền Trung Việt, công ty do bà Phương làm giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật với VĐL đăng ký là 1.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi công ty được thành lập, ơng Tuấn khơng thực hiện nghĩa vụ góp vốn đầy đủ nên bà Ngọc đề nghị bà Mai mua lại 5000 cổ phần của ông Tuấn và cam kết bổ sung tên bà Mai vào danh sách CĐSL của công ty. Bà Mai đồng ý và đưa cho bà Phương số tiền là 25.000.000 đồng, trong đó: ngày 02/8/2010 nộp 15.000.000 đồng có phiếu thu, ngày 17/8/2010 nộp 10.000.000 đồng nhưng chỉ ghi trực tiếp vào sổ theo dõi thu chi của công ty và khơng có giấy tờ nào khác ghi nhận việc chuyển giao tiền. Vào tháng 7/2011, bà Mai bị công ty cho nghỉ việc và bà phát hiện bà khơng có tên trong danh sách cổ đơng góp vốn. Bà Mai khởi kiện đòi lại 25.000.000 đồng. Tòa án đã đưa ra phán quyết chỉ chấp nhận và buộc công ty phải trả lại cho bà Mai 15.000.000 đồng do có phiếu thu rõ ràng, 10.000.000 đồng cịn lại khơng được chấp nhận (Tòa án nhận định việc ghi vào sổ theo dõi thu chi của công ty không phải là chứng cứ chứng minh bà Mai đã chuyển quyền sở hữu tài sản cho cơng ty). Vì thế, việc giao nhận tài sản góp vốn khơng đăng ký quyền sở hữu cho công ty phải bằng biên bản để bảo vệ quyền lợi của thành viên góp vốn và công ty, hạn chế tranh chấp về sau.
Tuy nhiên, Công văn 212/TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13/9/2019 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử lại hướng dẫn theo hướng chấp nhận thành viên thực tế. Cụ thể, trong trường hợp ông A và bà B là thành viên của công ty TNHH hai thành viên thành lập năm 2016. Ơng A góp vốn bằng nhà xưởng, cơng ty đã nhận nhà xưởng và sử dụng để sản xuất, kinh
91 Nguyễn Hồng Oanh, “Phần góp vốn trong cơng ty có tư cách pháp nhân – Tiếp cận từ góc độ pháp luật tài sản”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/08/27/3685-3/, truy cập ngày 14/5/2020.
49
doanh nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất cho cơng ty. Năm 2018, ơng A chuyển nhượng vốn góp cho bà C, nhưng không cho bà B biết. Trường hợp bà B khởi kiện ơng A thì Tịa án xác định việc góp vốn của ơng A vào cơng ty đã hồn thành chưa và bà C có là thành viên công ty khơng? Căn cứ theo Điều 36 LDN 2014 thì ơng A phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên nhà xưởng cho công ty trong thời hạn góp vốn. Hành vi khơng chuyển quyền sở hữu tài sản trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCNĐKDN được xem là hành vi vi phạm về nghĩa vụ góp vốn, theo đó, ơng A đương nhiên khơng cịn là thành viên của cơng ty theo Điều 48 LDN 2014. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của TAND, về pháp lý, thủ tục chuyển quyền chưa được thực hiện, nhưng trên thực tế công ty đã nhận và sử dụng nhà xưởng do ơng A góp vốn từ khi thành lập, được xác định vào VĐL của cơng ty, được hạch tốn là giá trị của cơng ty trong báo cáo tài chính hàng năm. Do đó, trong q trình giải quyết Tồ án phải căn cứ vào q trình hoạt động của cơng ty, các tài liệu có liên quan (GCNĐKDN, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, báo cáo tài chính hàng năm,...) để từ đó xác định việc góp vốn của ơng A đã hồn thành. Nói cách khác, mặc dù thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa được thực hiện, nhưng ông A đã là thành viên trên thực tế của cơng ty nếu có căn cứ là thành viên trên thực tế của công ty. Điều này là trái ngược và phá bỏ các quy tắc về thủ tục mà LDN 2014 đã quy định và có thể gây ra những hệ lụy khơn lường. Theo đó, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vơ hình trung chỉ mang tính hình thức và chủ thể góp vốn có thực hiện hay khơng cũng được.
Thực tế cho thấy, một số trường hợp, các bên góp vốn nhiều hơn hoặc ít hơn số vốn cam kết. Góp ít hơn số vốn cam kết đương nhiên là hành vi vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng góp càng nhiều vốn thì càng tốt. Tuy nhiên, việc góp vốn nhiều hơn cam kết khơng phải lúc nào cũng có lợi. Tiêu biểu như vụ việc sau: Thọ, Phong và Hậu là CĐSL của Công ty cổ phần Rau quả Thực phẩm Tân Phong, được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp năm 2006 với VĐL là 450.000.000 đồng. Tuy nhiên, vì khó khăn về mặt tài chính ơng Hậu khơng góp vốn được theo đúng cam kết. Cơng ty đã làm thủ tục để ơng Bình (là một cá nhân ngồi cơng ty) thay thế ơng Hậu góp 150.000.000 đồng mà ông Hậu đã cam kết. Ngồi số tiền trên, ơng Bình cịn đưa vào cơng ty 300.000.000 đồng. Tất cả số tiền này do giám đốc cơng ty là ơng Phong nhận và có biên bản giao nhận. Công ty Tân Phong liên tục thua lỗ. Do đó, ơng Bình khởi kiện ra tịa, u cầu được rút vốn ra khỏi cơng ty. Tịa án xác định số tiền góp vốn của ơng Bình là 150.000.000 đồng và số tiền 300.000.000 đồng được xác định là tiền cho Tân Phong vay, phục vụ cho
50
mục đích sản xuất92. Như vậy, trong trường hợp góp vốn nhiều hơn cam kết, quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn vẫn chỉ giới hạn và tương ứng với số vốn đã cam kết góp nếu cơng ty khơng tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, quy định về thời hạn góp vốn của từng loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau. Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, thời hạn này là 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCNĐKDN. Tuy nhiên, trong cơng ty cổ phần thời hạn góp vốn có thể ngắn hơn nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định. Ngồi ra, theo Dự thảo LDN (sửa đổi) tháng 5-6/2020, trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần, trường hợp thành viên góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển, nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó khơng tính vào thời hạn góp vốn này. Việc bổ sung này xuất phát từ thực tế nhiều trường hợp người thành lập doanh nghiệp không thể hồn tất việc góp vốn bằng tài sản là máy móc, thiết bị,… trong thời hạn 90 ngày như quy định của LDN 2014 bởi mất khá nhiều thời gian cho việc vận chuyển sang Việt Nam, làm các thủ tục hành chính nhập khẩu cần thiết,…93. Tuy quy định này được thiết lập trên cơ sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện quyền góp vốn. Thế nhưng, đây lại dễ trở thành khe hở pháp luật, có thể bị lợi dụng để trì hỗn thực hiện việc góp vốn. Thực tế, việc chứng minh có tồn tại khoảng thời gian này không dễ dàng trong khi cơ chế giám sát lại khơng hiệu quả. Ngồi ra, các thủ tục vận chuyển, nhập khẩu,… có thể được chủ động thực hiện trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó, theo tác giả, việc bổ sung quy định trên là không khả thi. Đối với công ty hợp danh, thời hạn góp vốn do các chủ thể góp vốn cam kết. Quy định này xuất phát từ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh. LDN không can thiệp sâu vào việc góp gốn của loại hình cơng ty này.
3.2.3.2. Thay đổi tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp
LDN hiện nay vẫn cho phép chủ thể góp vốn được thay đổi loại tài sản góp vốn khi GVTLDN. Tuy nhiên, LDN 2014 chỉ đề cập đến vấn đề thay đổi tài sản góp vốn trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo đó, khoản 2 Điều 48 LDN 2014 quy định: “Thành viên cơng ty chỉ được góp vốn PVG cho cơng ty bằng các tài sản
khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên cịn lại”.
Như vậy thành viên cơng ty được phép thay đổi loại tài sản góp vốn vào cơng ty nếu được sự tán thành của đa số thành viên cịn lại. Ngồi ra, vấn đề thay đổi loại tài sản góp vốn chỉ đặt ra khi việc góp vốn được thực hiện trong thời hạn góp vốn và khi
92 Phạm Hoài Huấn, “Tranh chấp quản trị: Rút vốn khỏi công ty”, https://enternews.vn/tranh-chap-quan-tri- 02-rut-von-khoi-cong-ty-131673.html, truy cập ngày 15/5/2020.
93 Bản thuyết minh chi tiết về dự án LDN (sửa đổi) (kèm theo Báo cáo số 7900/BC-BKHĐT ngày 25/10/2019).
51
chưa thực hiện cam kết đó94. Bởi lẽ, trong trường hợp đã hết thời hạn phải góp vốn mà thành viên khơng góp đủ vốn góp như cam kết thì cơng ty có trách nhiệm điều chỉnh VĐL bằng mức vốn góp thực tế và thành viên cam kết góp vốn khơng cịn nghĩa vụ tiếp tục thực hiện góp vốn nên khơng đặt ra vấn đề thay đổi tài sản góp vốn. Trong trường hợp thành viên góp vốn đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn, tức là chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào cơng ty thì tài sản đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cơng ty. Tài sản này hồn tồn độc lập và tách biệt với tài sản của thành viên cơng ty. Do đó, thành viên cơng ty khơng được quyền yêu cầu lấy lại một tài sản đã là của cơng ty.
Việc địi lại tài sản góp vốn đã góp vào cơng ty tưởng chừng vơ lý nhưng lại xảy ra khá phổ biến trên thực tế. Tiêu biểu có thể kể đến vụ việc của Tổng cơng ty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam (Vigecam) – trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã góp vốn với 04 cổ đơng khác thành lập Cơng ty cổ phần Vinacam. Tài sản góp vốn là quyền sở hữu căn nhà tại 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và một số tài sản, bất động sản khác. Hoạt động được một thời gian, Vigecam chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho các CĐSL. Thế nhưng sau đó, Vigecam lại có văn bản gửi Vinacam yêu cầu “tiếp nhận” lại 2 tầng tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi95.
3.2.3.3. Hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ góp vốn thành lập doanh nghiệp
Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, sau thời hạn góp vốn mà thành viên chưa góp hoặc hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì xử lý như sau: (i) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên khơng cịn là thành viên của cơng ty; (ii) Thành viên chưa góp vốn đủ PVG như đã cam kết có các quyền tương ứng với PVG đã góp; (iii) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên. Đồng thời, công ty phải tiến hành đăng ký điều chỉnh VĐL, tỷ lệ PVG của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ PVG. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với PVG đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của cơng ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi VĐL và PVG của thành viên.
Trong cơng ty TNHH một thành viên, nếu khơng góp đủ VĐL trong thời hạn góp vốn, chủ sở hữu cơng ty phải đăng ký điều chỉnh VĐL bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ VĐL. Ngồi ra, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với PVG đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của cơng ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi VĐL
94 Nguyễn Thị Liễu Hạnh, tlđd số 6, tr. 59.
95 Phương Nam, “Tranh chấp về tài sản là vốn góp vào doanh nghiệp – đã bán … lại đòi lại”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/06/1921/, truy cập ngày 15/5/2020.
52
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của cơng ty, thiệt hại xảy ra do khơng góp, khơng góp đủ, khơng góp đúng hạn VĐL. Trong cơng ty cổ phần, nếu sau thời hạn góp vốn, cổ đơng chưa thanh tốn hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây: (i) Cổ đơng chưa thanh tốn số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không cịn là cổ đơng của cơng ty và khơng được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; (ii) Cổ đơng chỉ thanh tốn một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã