Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 CHỦ THỂ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, sửa đổi LDN 2014 theo hướng quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì một tội danh mà việc phạm tội có thể dẫn đến hậu quả bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh mới là chủ thể khơng có quyền GVTLDN. Suy cho cùng, một người chưa được xem là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tịa án. Việc tước bỏ quyền kinh doanh của một người bình thường là vi hiến. Việc cấm tất cả người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự GVTLDN tỏ ra khơng phù hợp. Sửa đổi như cách quy định trên có tác dụng tạm thời hạn chế quyền GVTLDN của người có nguy cơ bị cấm GVTLDN, bởi vì nếu người đó khơng bị kết án hoặc bị kết án nhưng khơng khơng thuộc khoản 2 Điều 18 LDN thì quyền thành lập doanh nghiệp được khôi phục. Và sự hạn chế này là có thể được xem như biện pháp dự liệu trên cơ sở đảm bảo quyền của một cá nhân và lợi ích chung của xã hội. Quy định sẽ trở nên hợp lý hơn khi chỉ tạm dừng quyền GVTLDN đối với những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm hoạt động kinh doanh, thay vì bị truy cứu trách nhiệm đối với mọi tội phạm như hiện hành.

Thứ hai, bổ sung khoản 2 Điều 18 LDN 2014 theo hướng người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là một đối tượng khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Về ngun tắc, người khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khơng có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh và bảo vệ chủ thể giao dịch với nhóm đối tượng này. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không đủ khả năng ý thức được việc đưa tài

23

sản của mình vào doanh nghiệp hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh. Thực tế, tài sản của họ thuộc sự quản lý của người giám hộ, đồng thời, người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Ngồi ra, giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập, thực hiện có thể bị tun vơ hiệu theo u cầu của giám hộ của người đó nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người giám hộ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS 2015. Ngoài ra, thời điểm LDN 2014 được ban hành, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vẫn chưa được ghi nhận trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, BLDS 2015 đã có một điều khoản riêng quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Bổ sung này giúp LDN 2014 có sự tương thích với BLDS 2015 và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Thứ ba, sửa đổi khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 theo hướng quy định người có chức vụ, quyền hạn khơng được sử dụng quyền lực của mình tác động đến doanh nghiệp có liên quan đến người này. Điều này có nghĩa chỉ cần có căn cứ chứng minh người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình tác động, tạo ra sự ưu ái cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan là có thể suy đốn được thuộc trường hợp bị cấm và bị xử lý mà khơng cần đặt ra vấn đề có thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của người đó hay khơng. Hiện nay, pháp luật đã cấm người có chức vụ, quyền hạn thực hiện GVTLDN. Thế nhưng, họ thường lách luật bằng cách thơng qua người có liên quan đến mình để thực hiện kinh doanh hoặc lợi dụng quyền hạn của bản thân để tạo ra sự ưu tiên nhất định đối với trường hợp người có liên quan của mình là chủ sở hữu cơng ty. Chính những kẻ hở trong pháp luật này khiến cho dù có căn cứ của hành vi tham nhũng trên thực tế nhưng khơng có cơ sở để xử lý. Tuy cách sửa đổi này vẫn cịn bỏ sót nhiều trường hợp có nguy cơ tham nhũng khác nhưng phần nào hạn chế người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền uy, mối quan hệ của bản thân,… tác động đến việc kinh doanh của những người có liên quan đến mình.

Thứ tư, sửa đổi khoản 3 Điều 189 LDN 2014 theo hướng: “Các cơng ty con

có cùng một cơng ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước khơng được cùng nhau góp vốn vào doanh nghiệp khác theo quy định của Luật này”. Quy

định này được thiết lập trên cơ sở hạn chế tình trạng nhóm cơng ty, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Trên thực tế, cơng ty mẹ vẫn có khả năng chi phối đến hoạt động và quyết định của cơng ty con. Việc nhóm cơng ty con cùng nhau góp vốn vào một doanh nghiệp khác sẽ dễ phát sinh tình trạng cơng ty mẹ thơng qua nhóm cơng ty con chi phối doanh nghiệp nhận vốn góp để đưa

24

ra các quyết định có lợi cho cơng ty mẹ, xâm phạm nghiêm trọng đến các thành viên, cổ đơng thiểu số của cơng ty nhận vốn góp. Vụ việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp nhận vốn góp cùng kinh doanh ngành nghề kinh doanh với cơng ty mẹ, điều này có thể dẫn đến tình trạng thâu tóm quyền lực, thống lĩnh thị trường. Những hệ lụy này hồn tồn khơng loại trừ trường hợp góp vốn thêm vào doanh nghiệp đã thành lập. Do đó, nên các cơng ty con có cùng một cơng ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước khơng được cùng nhau GVTLDN hay góp thêm VĐL của doanh nghiệp đã thành lập.

Kết luận chương 1

Cơng ty là mơ hình doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong thời kì hội nhập, LDN 2014 đã và đang được cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn kinh doanh. Vấn đề góp vốn thành lập cơng ty là nền tảng góp phần khai sinh một cơng ty, do đó, được pháp luật điều chỉnh rất cụ thể, chi tiết.

LDN 2014 được ban hành đã khắc phục được phần nào những hạn chế của LDN 2005, đồng thời đảm bảo cho chủ thể GVTLDN thực hiện quyền tự do kinh doanh. Nhìn chung, quy định về các chủ thể khơng được GVTLDN tương đối rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số quan điểm trái chiều về một số đối tượng không được GVTLDN và chưa hồn tồn kiểm sốt được tình trạng “lách luật” để kinh doanh của một số chủ thể bị cấm. Tình trạng này dẫn đến hành vi trục lợi, tham nhũng và doanh nghiệp “sân sau” trở nên phổ biến hơn. Thực tế, có nhiều trường hợp có căn cứ chứng minh tham nhũng nhưng khơng thể xử lý vì thiếu cơ sở pháp lý.

25

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)