CHƯƠNG 3 THỦ TỤC GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
3.1. Tổng quan về thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp
Với chủ trương thúc đẩy việc thành lập, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, pháp luật nước ta hiện nay đã và đang nỗ lực xây dựng hệ thống trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp rõ ràng, minh bạch và dễ dàng tiếp cận. Theo thống kê, quá trình khởi sự kinh doanh và gia nhập thị trường ở nước ta hiện đang xếp hạng ở mức thấp so với một số quốc gia trong khu vực và thế giới, bao gồm 08 thủ tục và tổng thời gian thực hiện khoảng 17 ngày. Trong đó, vẫn cịn một số thủ tục hành chính theo quy định của LDN khơng cịn cần thiết, tạo ra gánh nặng chi phí và làm chậm quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp76. Do đó, Dự thảo LDN (sửa đổi) hiện nay tiếp tục có những cải cách quan trọng trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Theo từ điển tiếng Việt, thủ tục là thứ tự và cách thức làm việc theo một lề thói đã được quy định77 hoặc được hiểu là những điều kiện, quy định phải làm theo để tiến hành một cơng việc nào đó có liên quan với chính quyền78. Theo đó, có thể hiểu, thủ tục GVTLDN là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do pháp luật quy định mà người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện để GVTLDN.
GVTLDN là hành vi có ý nghĩa quan trọng, khai sinh ra doanh nghiệp, là nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp sau này. Đây khơng chỉ là hoạt động tạo nguồn tài chính nhằm đảm bảo các điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà cịn có ý nghĩa là hoạt động đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty, xác lập tư cách thành viên, quyền và trách nhiệm của họ đối với công ty sau khi được thành lập79. Thực hiện các thủ tục GVTLDN theo luật định là hành vi nhằm hiện thực hóa và hợp pháp hóa nhu cầu kinh doanh của cá nhân, pháp nhân. Chỉ khi thực hiện đầy đủ các thủ tục này thì doanh nghiệp mới được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Ngoài ra, hệ thống trình tự, thủ tục giúp Nhà nước có thể kiểm soát, quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, GVTLDN phải được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ để đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Hiện nay, các trình tự cơ bản phải tiến hành khi
76 Tờ trình số 533/TTr-CP của Chính Phủ ngày 28/10/2019 trình Quốc hội dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
77 Từ điển mở Wiktionary,
https://vi.wiktionary.org/wiki/th%E1%BB%A7_t%E1%BB%A5c#Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t
78 Từ điển Cồ Việt, http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V- V/th%e1%bb%a7%20t%e1%bb%a5c.html
79 Nguyễn Thị Liễu Hạnh (2017), “Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý các vi phạm nghĩa vụ góp vốn khi thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (338)/2017, tr. 52.
42
GVTLDN bao gồm thỏa thuận về việc GVTLDN, đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện góp vốn.
Thứ nhất, thỏa thuận GVTLDN. Thỏa thuận góp vốn là tiền đề của hành vi GVTLDN. Các chủ thể góp vốn có quyền tự do thỏa thuận về việc góp vốn nhưng phải tuân thủ các điều kiện cơ bản để thỏa thuận có hiệu lực. Kể từ thời điểm hình thành thỏa thuận góp vốn, các bên đã tự ràng buộc mình trách nhiệm thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận. Bản chất của thỏa thuận là sự bàn bạc, thống nhất ý kiến, do đó, thỏa thuận GVTLDN khơng đặt ra đối với trường hợp thành lập công ty TNHH một thành viên.
Thứ hai, đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để khai sinh một doanh nghiệp và được pháp luật thừa nhận là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Nói cách khác, đăng ký thành lập doanh nghiệp là hành vi thể hiện một cách minh thị và hợp pháp về việc tham gia thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đăng ký thành lập doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho việc giám sát, quản lý của nhà nước và phản ánh cam kết giữa những chủ thể góp vốn với nhà nước. Đồng thời, là cơ sở phát sinh sự quản lý của các cơ quan nhà nước (như cơ quan thuế,…) đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp. Chủ thể góp vốn có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào cơng ty theo đúng như thỏa thuận trên cơ sở quy định pháp luật. Đây là hành vi hình thành nền tảng về vật chất, tài sản của cơng ty. Ngồi ra, thực hiện hành vi góp vốn còn là mốc đánh dấu sự kết thúc thủ tục GVTLDN, đồng thời, là thời điểm doanh nghiệp chính thức gia nhập thị trường với VĐL thực có.