CHƯƠNG 2 TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN
2.2. Định giá tài sản góp vốn
2.2.2. Thực trạng pháp luật về định giá tài sản góp vốn thành lập
2.2.2.1. Loại tài sản góp vốn phải định giá
Khơng phải tất cả tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải tiến hành định giá tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 LDN 2014, tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, CĐSL hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Theo đó, tất cả các tài sản góp vốn khơng phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được tiến hành định giá. Sở dĩ các loại tài sản này cần phải
61 Michael Blackledge (2009), Introducing property valuation, Nhà xuất bản Routledge, tr.3.
62 Đặng Minh Phương (2018), “Hoàn thiện một số quy định liên quan đến góp vốn doanh nghiệp”, Tạp chí
34
định giá vì khác với tiền ln có giá trị đã được thể hiện bằng mệnh giá, ngoại tệ, vàng ln có sẵn hệ số quy đổi rõ ràng, hay nói cách khác đó là những tài sản vốn có tính chất đại diện cho giá trị của hàng hóa nên khơng cần đặt ra việc xác định giá trị63.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có cách hiểu khác đối với quy định tại khoản 1 Điều 37 LDN 2014. Theo đó, có ba nhóm đối tượng phải được định giá tài sản, bao gồm: (i) tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam; (ii) ngoại tệ tự do chuyển đổi; và (iii) vàng. Điều này có nghĩa là ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng cũng phải định giá. Bởi lẽ, các tài liệu, văn bản của doanh nghiệp như Điều lệ, sổ kế toán đều phải ghi nhận giá trị tài sản dưới dạng Đồng Việt Nam64, các giấy tờ chứng minh giá trị sở hữu vốn góp/cổ phần của thành viên/cổ đông tại doanh nghiệp như sổ đăng ký thành viên/cổ đông cũng phải thực hiện tương tự. Ngoài ra, khác với Đồng Việt Nam, khi giao dịch trên thị trường cả ngoại tệ và vàng đều có giá bán và giá mua khác nhau tùy theo từng thời điểm cụ thể hay nói cách khác giá trị của hai loại tài sản này không cố định. Điều này dẫn đến trường hợp khi góp vốn bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hay vàng, các thành viên, CĐSL cần có sự thỏa thuận và thống nhất chung về giá trị tài sản góp vốn và buộc phải thể hiện dưới dạng giá trị xác định là Đồng Việt Nam65.
Theo quan điểm của tác giả, vì Đồng Việt Nam được ghi nhận là đơn vị quy đổi duy nhất để xác định giá của các loại tài sản góp vốn khác và giá trị của vàng, ngoại tệ ln có sự biến động nên khi góp vốn bằng ngoại tệ và vàng thì cần chuyển đổi thành Đồng Việt Nam. Việc chuyển đổi này không đồng nhất với việc định giá và không đặt ra vấn đề về định giá vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2.2.2.2. Chủ thể định giá tài sản góp vốn
Theo quy định tại Điều 37 LDN 2014, chủ thể tiến hành định giá tài sản GVTLDN là các thành viên, CĐSL hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp. Hiện nay, có hai phương thức định giá tài sản, bao gồm: (i) Thành viên, CĐSL tự định giá theo nguyên tắc nhất trí; (ii) Yêu cầu tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản, sau đó, các thành viên, CĐSL biểu quyết thông qua mức giá trị định giá theo nguyên tắc đa số. Như vậy, dù định giá bằng phương thức nào thì đều phải có thành viên, CĐSL và ý kiến của họ mang tính quyết định mức giá định giá tài sản.
Định giá tài sản là một hoạt động phức tạp bởi vì khơng phải loại tài sản góp vốn nào cũng định giá được một cách dễ dàng và giống nhau. Bởi lẽ, đối với tài sản góp vốn là ơ tơ, xe gắn máy,… thì việc định giá tài sản khá dễ dàng, nhưng đối với việc định giá tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí
63 Nguyễn Thị Liễu Hạnh, tlđd số 6, tr. 47.
64 Điều 10 Luật Kế toán 2015.
65 Đặng Minh Phương (2018), “Hồn thiện một số quy định liên quan đến góp vốn doanh nghiệp”, Tạp chí
35
tuệ,… thì sẽ gặp nhiều khó khăn bởi đây là loại tài sản vơ hình, việc định giá loại tài sản này khơng chỉ địi hỏi phải xác định được giá trị của nó tại thời điểm định giá mà các bên còn phải xác định được giá trị tiềm năng (về lợi ích kinh tế là chủ yếu) mà tài sản này mang lại trong tương lai cho doanh nghiệp66. Do đó, trong một số trường hợp, các thành viên, CĐSL gặp khó khăn trong việc tự định giá tài sản góp vốn. Pháp luật cho phép doanh nghiệp thuê một tổ chức với tư cách là bên thứ ba (tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp) đứng ra thực hiện hoạt động định giá đối với tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền quyết định mức giá định giá vẫn thuộc về các thành viên, CĐSL.
Việc để cho các thành viên, CĐSL tự thỏa thuận mức giá tài sản góp vốn thể hiện sự nỗ lực trong việc tạo mơi trường thơng thống cho doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên, với quy định trên, vơ tình tạo điều kiện cho việc các thành viên, CĐSL cùng nhau định giá và chấp nhận giá trị tài sản không sát với giá trị thị trường. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho những chủ thể góp vốn khơng biết về giá trị tài sản, những chủ thể góp vốn sau này, và gây thất thu thuế nhà nước67. Nhằm khắc phục tình trạng thỏa thuận định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế và đảm bảo tính khách quan, chính xác hơn, pháp luật Pháp đã quy định việc định giá tài sản góp vốn phải do Hội đồng về góp vốn định giá. Hội đồng này được chỉ định bởi Chánh Tòa thương mại theo yêu cầu thống nhất giữa những thành viên tương lai của công ty hoặc sáng lập viên hoặc một trong những sáng lập viên68.
2.2.2.3. Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, CĐSL định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, CĐSL chấp thuận. Quy định trên nhằm bảo vệ các thành viên, CĐSL công ty.
Trường hợp các thành viên, CĐSL tự định giá thì việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, tức là tất cả các thành viên, CĐSL đều phải đồng ý. Vì cùng chịu trách nhiệm về việc định giá nên giá trị định giá phải được toàn bộ các sáng lập viên đồng ý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Vậy nên, họ có quyền cùng bàn bạc, thống nhất để xác định mức giá hợp lý nhất.
66 Nguyễn Thanh Tùng, “Thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-te/thanh-lap-gop-von-vao-doanh-nghiep-trong-LDN-nam-2014-han-che- va-kien-nghi, truy cập ngày 09/4/2020.
67 Phan Văn Hà, “Góp vốn bằng tài sản cần được định giá”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/thoi-su/gop-von- bang-tai-san-can-duoc-dinh-gia-31385.html, truy cập ngày 25/4/2020.
68 Nguyễn Võ Linh Giang (2015), “Quy định về định giá tài sản là quyền sở hữu trí tuệ khi GVTLDN theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hịa Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17 (297)/2015, tr.
36
Ngồi ra, các thành viên, CĐSL có quyền u cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Tuy nhiên, mức giá do tổ chức thẩm định giá đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, khơng ràng buộc các sáng lập viên và không phải mức giá cuối cùng. Nói cách khác, mức giá do tổ chức định giá đưa ra chỉ là mức giá cuối cùng nếu được đa số các sáng lập viên chấp nhận. Quy định này dẫn đến trường hợp thành viên, cổ đơng có tài sản góp vốn khơng chấp thuận về mức giá mà tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp đã định giá đối với tài sản góp vốn của mình nhưng mức giá này được đa số các thành viên, CĐSL khác chấp thuận thì đó là mức giá cuối cùng đối với tài sản góp vốn69. Như thế, có thể phát sinh những tiêu cực và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể góp vốn.
Việc định giá tài sản góp vốn hồn tồn phụ thuộc vào sự thống nhất ý chí của các thành viên, CĐSL cơng ty. Do đó, tài sản góp vốn nhìn chung khơng được định giá theo một nguyên tắc cố định nào cả. Trước đây, nhiều tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như VINACONEX, CONTREXIM, VIGLACERA... đã sử dụng quyền sử dụng nhãn hiệu để GVTLDN với các tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể Công ty Cổ phần Sông Đà đã sử dụng quyền sử dụng nhãn hiệu để góp vốn thành lập ba cơng ty con. Đó là, Cơng ty cổ phần Sơng Đà 909 (S99), Công ty cổ phần Sông Đà 10 (SDT) và Công ty cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng (VMC). Tuy nhiên, cùng là thương hiệu Sông Đà, nhưng tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau. Theo báo cáo kiểm tốn năm 2007, khoản góp vốn bằng thương hiệu của Tổng công ty Sông Đà tại S99 là 250.000.000 đồng nhưng tại SDT là 4,93 tỉ đồng70.
Ngoài ra, các nguyên tắc về định giá tài sản góp vốn dường như khơng phù hợp đối với mơ hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên. Sở dĩ với bản chất chỉ có một người là chủ sở hữu, nên trong loại hình doanh nghiệp này, khơng thể dùng cụm từ là “nhất trí” hay “đa số” được. Rõ ràng, nguyên tắc này chỉ đặt ra đối với thành viên, CĐSL công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần71. Do đó, nên có sự chỉnh sửa quy định này đặc thù đối với công ty TNHH một thành viên để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp trong hệ thống pháp luật.
2.2.2.4. Xử lý vi phạm về định giá tài sản góp vốn
69 Ngô Thị Phương Thảo (2017), “Những vấn đề lý luận về chủ thể định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 54/2017, tr. 269.
70 Đồn Thu Hồng (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 16.
71 Ngô Thị Phương Thảo (2017), “Những vấn đề lý luận về chủ thể định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 54/2017, tr. 267.
37
Trong trường hợp phát hiện ra định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế của tài sản thì các thành viên, CĐSL cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Trường hợp cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế thì các thành viên, CĐSL cơng ty phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc định giá sai gây ra72. Để yêu cầu bồi thường về mức chênh lệch giữa giá trị định giá và giá trị thực, chủ nợ và bên thứ ba có trách nhiệm phải chứng minh. Việc chứng minh không hề dễ dàng và thực tế quyền lợi của họ thực tế khơng có cơ chế nào bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 288 BLDS 2015, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trường hợp một người đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ thì có quyền u cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Như vậy, trách nhiệm cụ thể mà các thành viên, CĐSL phải thực hiện được đặt ra. Khi một thành viên, CĐSL thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với chủ nợ thì trách nhiệm của các thành viên, cổ đông khác của công ty đối với người này được thực hiện thế nào? Hiện nay, điều này vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng. Có luồng quan điểm cho rằng nghĩa vụ của thành viên, cổ đông được thực hiện tương ứng với PVG với công ty. Suy cho cùng, phần chênh lệch từ hành vi cố tình định giá cao hơn giá trị thực cũng được đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty và lợi nhuận, cổ tức được chia theo tỉ lệ PVG, tỉ lệ sở hữu cổ phần. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, các chủ thể góp vốn có phần trách nhiệm bằng nhau. Bởi lẽ nguyên nhân dẫn đến phát sinh nghĩa vụ là do cùng chấp nhận mức giá định giá cao hơn giá trị thực và mỗi người có ý kiến ngang nhau khi định giá. Và khơng có lý do gì phải bắt thành viên, CĐSL chịu trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ PVG, tỉ lệ sở hữu cổ phần.
LDN 2014 chỉ đặt ra trách nhiệm đối với các thành viên, CĐSL của công ty mà không quy kết trách nhiệm liên đới của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp. Điều này là hợp lý, bởi lẽ, mức giá mà tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Chính thành viên, CĐSL cơng ty mới là người có ý kiến quyết định sau cùng. Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp cố ý thẩm định sai sẽ bị xử lý theo pháp luật về thẩm định giá. Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp chỉ phải bồi thường cho các bên có liên quan nếu các bên có liên quan và tổ chức thẩm định giá có thỏa thuận về việc bồi thường trong hợp đồng. Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 01/6/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, hành vi
38
cố ý định giá tài sản góp vốn khơng đúng giá trị thực tế sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngồi ra, cơng ty buộc phải định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký VĐL phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn như một biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy pháp luật có đề ra chế tài đối với hành vi cố ý định giá sai tài sản góp vốn. Thế nhưng, thực tế, hầu như khơng có cơ sở để phân định rạch rịi giữa việc cố ý hay vơ ý. Đơn cử đối với các tài sản vơ hình, việc định giá khơng chỉ địi hỏi phải xác định được giá trị của nó tại thời điểm định giá mà các bên còn phải xác định được giá trị tiềm năng mà tài sản này mang lại trong tương lai cho doanh nghiệp73. Như vậy, có nhiều yếu tố tác động đến giá trị tài sản ngồi ý chí của chủ thể định giá, do đó, khơng đủ cơ sở để xác định một mức giá định giá hồn tồn chính xác. Suy cho cùng, giá trị định giá chỉ là một mức giá hợp lý tại thời điểm định giá tài sản. Trong trường hợp khác, tại thời điểm định giá, thành viên, CĐSL có thỏa thuận định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản. Nhưng theo thời gian, giá trị tài sản thay đổi và tiệm cận đến mức giá trị đã định giá, thậm chí cịn cao hơn. Khi đó, nếu phát hiện ra, có đặt ra vấn đề về xử lý trách nhiệm hay không? Hiện nay, LDN cũng không đề cập đến vấn đề này.
Việt Nam mạnh dạn hơn cả Đức khi bỏ hẳn quy chế giám sát định giá vốn góp74. Nói cách khác, các quy định về góp vốn, mua cổ phần được xây dựng theo nguyên tắc tự kê khai, tự định giá và tự chịu trách nhiệm75. Điều này có nghĩa là pháp