Giao dịch thông qua các phương tiện điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 82 - 84)

2.2. Thực trạng giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử tạ

2.2.4.Giao dịch thông qua các phương tiện điện tử

- Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng trên website và các phương tiện điện tử

Các phương tiện điện tử là kênh thông tin chủ đạo trong việc trao đổi kinh doanh của doanh nghiệp. Các phương tiện điện tử hiện đang được các doanh nghiệp chủ động ứng dụng trong việc nhận đơn đặt hàng cũng như đặt hàng.

Trong việc nhận đơn đặt hàng, kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy điện thoại là phương tiện được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 99%, tiếp đến là Fax 88%, Email và website có tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 52% và 15%.

Phương tiện Điện thoại Fax Email Website

Tỷ lệ 99% 88% 52% 15%

Bảng 2: Nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử trong DN năm 2010 Song song với việc nhận đơn đặt hàng, các doanh nghiệp cũng đã chủ động đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử. Tỷ lệ đặt hàng qua các phương tiện điện tử khá tương đồng so với tỷ lệ nhận đơn. Tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng điện thoại và fax để đặt hàng là 99% và 90%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng email để đặt hàng là 53%. Còn 21% doanh nghiệp đã đặt hàng thông qua website.

Phương tiện Điện thoại Fax Email Website

Tỷ lệ 99% 90% 53% 21%

Bảng 3: Đặt hàng qua các phương tiện điện tử trong doanh nghiệp năm 2010 Việc nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua website có tỷ lệ 15% và 21% năm 2010 tưởng chừng như khiêm tốn nhưng thật ra là một con số ấn tượng khi mà hình thức giao dịch trực tuyến qua website mới phát triển trong vài năm trở lại đây đồng thời kỹ thuật công nghệ chưa đồng bộ với pháp luật. Theo dự báo trong tương lai, vấn đề giao dịch qua các website thương mại sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể và dần chiếm ưu thế so với các phương thức giao dịch khác cũng như có thể thay thế cho hình thức bán bn, bán lẻ một số hàng hóa, dịch vụ. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ qua các website thương mại điện tử sẽ là xu hướng chung hiện đại, tiện lợi hồn

tồn có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của tồn xã hội và sẽ thay thế các giao dịch truyền thống.

- Ứng dụng website trong một số lĩnh vực nổi bật + Trong lĩnh vực vận tải hành khách

Trong lĩnh vực vận tải hành khách, các website thương mại điện tử đang khẳng định giá trị ứng dụng, đặc biệt là vận tải đường sắt và hàng không.

Công ty đường sắt Sài Gòn đã cho phép hành khách đặt mua vé trực tuyến từ tháng 11/2008 trên website www.vetau.com.vn. Mặc dù cịn nhiều khó khăn và hạn chế trong việc triển khai nhưng không thể phủ nhận kết quả tích cực mà việc mua vé tàu trực tuyến đã đem lại.

Trong khi đó trong lĩnh vực hàng không, các hãng hàng không lớn của Việt Nam như Vietnam Airline, Pacific Airline…đều có dịch vụ tra cứu chuyến bay và đặt vé trực tuyến thông qua các website. Dịch vụ này đã mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích như chủ động tìm kiếm thơng tin, tiết kiệm thời gian, chi phí mua vé.

Việc thực hiện bán vé điện tử trực tuyến không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà cịn góp phần thiết lập thói quen tiêu dùng văn minh, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

+ Trong lĩnh vực bán lẻ đồ điện tử trực tuyến

Trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam có hai hình thức website bán lẻ khá phổ biến, đó là website bán lẻ hàng hóa tổng hợp như một siêu thị trực tuyến, trong đó có bán hàng điện tử và website của các công ty chuyên kinh doanh hàng điện tử. Các website này hoạt động theo hình thức siêu thị trực tuyến trong đó các website của cơng ty chun kinh doanh hàng điện tử là hình thức kết hợp của thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Nói cách khác, các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các website này thường có cửa hàng bàn hàng điện tử trên thị trường và xây dựng với mục đích chính là quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp kết hợp với giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến cho người tiêu dùng.

Một số website bán đồ điện tử trực tuyến nổi bật như thegioididong.com, nguyenkim.com, nhatcuong.com…

+ Trong lĩnh vực ngân hàng

Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ trực tuyến đa dạng phù hợp nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng như chuyển tiền trực tuyến, thanh tốn hóa đơn tiêu dùng thơng qua ngân hàng…

Sự phát triển của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến không chỉ thể hiện qua doanh thu trên các website của doanh nghiệp mà cịn thể hiện ở mức

độ chun nghiệp hóa website. Các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn tới việc cải thiện và nâng cấp website theo hướng mang lại tiện ích cho người tiêu dùng, nâng cao khả năng tương tác giữa khách hàng và website, chú trọng hơn tới việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng thơng qua minh bạch hóa các chính sách đổi hàng, bảo hành, bảo vệ thông tin cá nhân… điều này đã làm cho người tiêu dùng ngày càng có niềm tin và tham gia nhiều vào hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 82 - 84)