Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng trên

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 84 - 90)

2.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và các biện pháp

2.3.1.Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng trên

phát triển giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.

2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử thương mại điện tử

2.3.1.1. Bổ sung thêm hai khái niệm “Hợp đồng trên website thương mại điện tử” và “Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử”

Hiện nay chưa có văn bản nào nêu khái niệm hợp đồng trên website thương mại điện tử và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Tại mục 1.3.1 và 2.1.2.2 tác giả đã phát biểu khái niệm “Hợp đồng trên website thương mại điện tử” và “Giao kết hợp đồng trên website” với mục đích là kiến nghị bổ sung thêm hai quy định này vào Khoản 2 - Giải thích từ ngữ của thơng tư 09/2008/TT-BCT hoặc bổ sung vào Điều 3 - Giải thích từ ngữ của nghị định 57/2006/NĐ-CP. Việc bổ sung hai quy định này sẽ góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật giao dịch điện tử, nói lên tầm quan trọng của vấn đề giao kết hợp đồng trên website đồng thời thể hiện tính chuyên biệt của dạng hợp đồng này.

Theo đó, khái niệm hợp đồng trên website thương mại điện tử có thể được hiểu như sau:

Hợp đồng trên website thương mại điện tử là sự thỏa thuận về quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ giữa khách hàng và doanh nghiệp trong đó các điều khoản của hợp đồng được hiển thị dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Còn giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được hiểu là:

Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử là một quy trình kỹ thuật được cài đặt trên website để các bên thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Trong đó các điều khoản của hợp đồng được thể hiện dưới dạng các thông điệp dữ liệu.

2.3.1.2. Đơn giản hóa các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử

Tại mục 2.1.4, tác giả phân tích các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Có thể thấy để giao kết một hợp đồng thành cơng thì

các bên tham gia phải đáp ứng một hệ thống khá nhiều nguyên tắc. Các nguyên tắc này được quy định trong BLDS, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử. Mặc dù các nguyên tắc này không mâu thuẫn nhau nhưng việc quy định quá nhiều nguyên tắc dẫn đến sự chồng chéo, rắc rối trong vấn đề nhận thức cũng như thực thi pháp luật. Chẳng hạn như khi giao kết hợp đồng truyền thống thì các bên phải tuân thủ các nguyên tắc trong Điều 389 BLDS, nếu giao dịch trong lĩnh vực thương mại thì phải tuân thêm Điều 10 đến Điều 15 trong Luật Thương mại trong khi đó việc giao kết một hợp đồng trên website còn phức tạp hơn, vừa phải tuân thủ luật hợp đồng, vừa phải tuân thủ luật chuyên ngành. Đó là chưa kể đến ngay trong luật chuyên ngành cũng có đến hai hệ thống nguyên tắc quy định tại Điều 5 và Điều 35 Luật GDĐT, cả hai hệ thống nguyên tắc này đều mang tính chất pháp lý – kỹ thuật mà không phải ai cũng đủ khả năng để hiểu hết.

Ở đây tác giả không đưa ra một giải pháp cụ thể bởi việc đơn giản hóa các nguyên tắc là vấn đề quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có một q trình nghiên cứu khoa học, hợp lý. Tác giả chỉ nói lên thực trạng để từ đó kiến nghị để thay đổi.

2.3.1.3. Sửa đổi quy định về “chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng” trong Thông tư 09/2008/TT-BCT

Hiện tại “chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng” được quy định:

a) Trường hợp website có cơng bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời của thương nhân thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân.

b) Trong trường hợp website khơng cơng bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được xem là chấm dứt hiệu lực

Quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng tại Khoản 7 Thông tư 09/2008/TT-BCT như trên là rất cụ thể và dễ hiểu tuy nhiên theo tác giả quy định này cần đựợc sửa đổi theo hướng ngắn gọn hơn. Khoản 7 quy định hai trường hợp về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp website có cơng bố thời hạn trả lời tại điểm a và trường hợp không công bố thời hạn trả lời tại điểm b là không cần thiết. Theo tác giả thì nên sửa lại quy định này như sau:

Tất cả các website phải công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng. Thời hạn này do thương nhân và khách hàng thỏa thuận. Nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời của thương nhân thì đề nghị giao kết hợp

đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân.

Việc sửa đổi như vậy sẽ góp phần đơn giản hóa việc áp dụng pháp luật đồng thời nêu cao trách nhiệm của thương nhân trong việc trả lời đề nghị của khách hàng như những phân tích tại mục 2.1.6.2. Hơn nữa quy định mới này sẽ loại trừ đựợc vấn đề xác định cảm tính về khoảng thời gian được quy định tại Điểm b khoản này, loại bỏ những ý kiến không thống nhất về khoảng thời gian 8 giờ làm việc quy định tại Điểm b.

2.3.1.4. Sửa Điều 15 Nghị định 57/2006/NĐ-CP quy định về lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử đồng thời ban hành nghị định hướng dẫn sửa lỗi sai

Những quy định của pháp luật về lỗi nhập sai thông tin trong trường hợp website không hỗ trợ sửa lỗi được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 57/2006/NĐ-CP và Điều 32 Luật Công nghệ thông tin 2006. Những quy định này là rất quan trọng, mang tính đặc thù trong mơi trường giao dịch điện tử và mang tính chất bảo vệ khách hàng. Trong giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, việc nhập thơng tin khơng chính xác diễn ra rất thường xuyên, vì thế những quy định này là công cụ giúp cho khách hàng đảm bảo được quyền lợi của mình. Như vậy, trong trường hợp khách hàng giao kết hợp đồng trên website nhưng bị lỗi nhập sai thơng tin mà website đó khơng hỗ trợ sửa lỗi thì theo ngun tắc, sẽ áp dụng Khoản 1 Điều 15 Nghị định 57/2006/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 15 quy định:

1. Trường hợp một cá nhân mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này khơng hỗ trợ cho cá nhân đó sửa lại lỗi thì cá nhân đó hoặc người đại diện của mình có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu tuân thủ hai điều kiện sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó thơng báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ mình đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này.

b) Cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa hay dịch vụ nhận được từ bên kia.

Quy định này có thể hiểu khách hàng chỉ cần thơng báo cho thương nhân là xong, không cần biết thương nhân sẽ phản ứng thế nào hay nói cách khác, đây chỉ là hành vi pháp lý đơn phương của khách hàng.

Trường hợp người mua nhập sai thông tin gửi vào trang thông tin điện tử bán hàng mà hệ thống nhập thông tin không cung cấp khả năng sửa đổi thơng tin, người mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã thực hiện các biện pháp sau đây:

1.Thông báo kịp thời cho người bán biết về thông tin nhập sai của mình và người bán cũng đã xác nhận việc nhận được thơng báo đó;

2.Trả lại hàng hóa đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kì lợi ích nào từ hàng hóa đó.

Như vậy có thể thấy, quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Công nghệ thông tin là hợp lý và chặt chẽ hơn, đó là sau khi khách hàng báo lỗi thì cần phải có sự xác nhận đã được thơng báo từ phía thương nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị sửa đổi lại Điều 15 Nghị định 57/2006/NĐ-CP như sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó thơng báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ mình đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này đồng thời bên kia cũng đã xác nhận việc nhận được thơng báo đó.

b) Cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa hay dịch vụ nhận được từ bên kia.

Tuy nhiên việc sửa đổi điều luật chỉ là giải pháp tình thế bởi lỗi nhập sai thông tin là phổ biến và không thể tránh khỏi. Hơn nữa trên thực tế, việc thương nhân sau khi nhận được thông báo mắc lỗi của người mua đã cố tình khơng xác nhận về lỗi này là việc rất dễ xảy ra. Trường hợp này sẽ rất phức tạp. Việc pháp luật chỉ có hai điều luật điều chỉnh vấn đề quan trọng này là chưa đủ để các bên tham gia yên tâm giao kết hợp đồng, vì thế mà cần phải có một Nghị định hoặc một Thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật.

2.3.1.5. Cung cấp thông tin về các điều khoản của hợp đồng trên website và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực hợp đồng.

Pháp luật quy định các website TMĐT phải cung cấp thông tin về các điều khoản của hợp đồng nhưng trên thực tế đa phần các website không cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định. Vấn đề đặt ra là việc không cung cấp thông tin hay cung cấp không đầy đủ sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nào?

Hiện nay pháp luật chỉ áp dụng biện pháp chế tài là xử phạt hành chính trong trường hợp website không công bố đầy đủ thông tin. Những website không tuân thủ những quy định về cung cấp thông tin tại Thơng tư 09/2008/TT-BCT thì sẽ

bị phạt tiền, cụ thể tại Điều 8 Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định chi tiết các mức phạt tiền:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không thông báo công khai những thơng tin có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Công nghệ thông tin khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng;

+ Không cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trên trang thông tin điện tử bán hàng;

+ Không cơng bố các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa thuận trên trang thông tin điện tử bán hàng;

+ Không cung cấp các thông tin cho việc giao kết hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Công nghệ thông tin trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.

Nhưng vấn đề pháp lý quan trọng là việc website cung cấp khơng đầy đủ thơng tin có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng hay không, bởi trong giao kết hợp đồng, vấn đề cung cấp thông tin là hết sức quan trọng và có khả năng ảnh hưởng lớn đến nội dung của hợp đồng.

Theo quy định hiện nay của pháp luật, việc các website không cung cấp đầy đủ các thơng tin chỉ bị phạt tiền có thể hiểu là:

+ Dù thơng tin không được công bố đầy đủ nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực bình thường, và khi đó các điều khoản của hợp đồng đầy đủ thì tốt, khơng đầy đủ thì bị phạt tiền.

+ Các quy định về cung cấp thông tin là rất cụ thể, rất chi tiết nhưng chỉ có ý nghĩa khuyến khích các website tuân theo, và thực hiện càng đầy đủ các quy định này thì càng tốt.

+ Những quy định này được ban hành để “bao quát các hiện tượng xã hội”, có nghĩa là hiện nay vấn đề này đã được pháp luật điều chỉnh, rất phù hợp thực tiễn nhưng một vài vấn đề pháp lý phát sinh thì chưa có quy định để giải quyết, vì thế sẽ ban hành các hướng dẫn giải quyết sau.

Vậy việc không cung cấp đầy đủ các thông tin sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực của hợp đồng? Vấn đề này có thể giải quyết như sau:

+ Về cơ bản, thông tin về các điều khoản trên hợp đồng không đầy đủ nhưng các bên khơng có bất kỳ tranh chấp nào thì hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật.

+ Nếu có tranh chấp thì tùy tình hình, các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ dựa vào các quy định của BLDS để giải quyết. Nếu thông tin không được cung cấp mang tính chất quan trọng, ảnh hưởng đến tồn bộ hợp đồng thì có thể tun bố vơ hiệu tồn phần, ngược lại có thể tun bố vơ hiệu một phần.

Nhưng quan trọng hơn cả là các nhà lập pháp cần phải ban hành càng sớm càng tốt các quy định pháp lý nhằm giải quyết các trường hợp trên. Có thể là bổ sung thêm các quy định hướng dẫn vào luật hoặc ban hành hẳn một nghị định hoặc một thông tư điều chỉnh vấn đề này.

2.3.1.6. Bổ sung thông tin về khách hàng vào Thông tư 09/2008/TT-BCT

Khoản 1 Thông tư 09/2008/TT-BCT quy định đối tượng áp dụng bao gồm ba nhóm đối tượng:

1. Thương nhân sử dụng website thương mại điện tử để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi là thương nhân);

2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với thương nhân trên website thương mại điện tử (sau đây gọi là khách hàng);

3. Tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử (sau đây gọi là người sở hữu website).

Thế nhưng Thông tư quy định thương nhân phải cung cấp thơng tin cịn khách hàng thì khơng có quy định nào u cầu. Nếu có những vấn đề liên quan đến khách hàng thì thơng tin sẽ được xác định như thế nào ? Với quy định của pháp luật hiện hành thì khó có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với khách hàng nếu họ đặt hàng xong nhưng họ không nhận hàng, và trong trường hợp này, thương nhân sẽ bị thiệt hại.

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong tranh chấp thương mại, dân sự thì nghĩa vụ chứng minh là của các bên yêu cầu nên trong trường hợp này nếu có thiệt hại thì thương nhân khó có thể có cơ sở để chứng minh yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại. Đặc biệt Tịa án khó có thể chấp nhận dữ liệu trong hệ thống của người bán hàng được in ra làm bằng chứng để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Do đó để giải quyết vấn đề pháp lý này cần bổ sung thêm những quy định về thông tin của khách hàng vào Thông tư 09/2008/TT-BCT. Việc bổ sung thơng tin về khách hàng có ý nghĩa bảo vệ cả hai phía thương nhân và khách hàng trong giao kết hợp đồng trên website. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 84 - 90)