Các biện pháp thúc đẩy giao kết hợp đồng trên website thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 90 - 122)

2.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và các biện pháp

2.3.2.Các biện pháp thúc đẩy giao kết hợp đồng trên website thương mạ

phát triển

2.3.2.1. Đối với các cơ quan nhà nước

- Nhanh chóng triển khai việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử và mua bán trực tuyến trên website

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT theo Quyết định số 1073/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu chung là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, mục tiêu của vấn đề mua bán trực tuyến trên website là “Đến năm 2015 có 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website

Hiện nay hoạt động tuyên truyền, phổ biến về giao dịch điện tử cũng như mua bán trên website đã được các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tin đại chúng tổ chức mạnh mẽ. Tuy nhiên việc mua bán hàng hóa trên website vẫn cịn tương đối mới mẻ do đó nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch trên website như nhanh chóng, an tồn, tiện lợi, tiết kiệm…

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng website

Nhà nước có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mơ hình kinh doanh trên website như hỗ trợ về kỹ thuật, nhân lực…Các doanh nghiệp chưa có điều kiện xây dựng website hoặc các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi hơn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh cũng như phát triển số lượng các website thương mại.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giao dịch, giao kết hợp đồng trên website

Hiện nay hệ thống pháp luật về giao dịch trên website thương mại điện tử tương đối hồn thiện nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề pháp lý cần phải bổ sung và sửa đổi cho hồn thiện hơn. Cơng nghệ thơng tin và Internet phát triển rất nhanh đòi hỏi các nhà làm luật phải linh hoạt, kịp thời điều chỉnh các lĩnh vực mới phát sinh cũng như các lĩnh vực cũ khơng cịn phù hợp thực tiễn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên website

Các doanh nghiệp cần cập nhật các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin, áp dụng vào website để nâng cao khả năng tương tác giữa website với khách hàng, làm cho website càng ngày càng dễ thao tác, thân thiện trong sử dụng đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tăng cường nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng đáp ứng các nhu cầu giao kết hợp đồng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi từ phía khách hàng.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch trên website

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website thương mại. Đến nay, hệ thống pháp luật liên quan tới vấn đề này đã tương đối hồn thiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tổ chức phát triển website ở nhiều mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, sự quan tâm và tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định pháp luật còn ở mức độ thấp như cung cấp thông tin trên website không đúng, lười cải tiến công nghệ… Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản liên quan đến vấn đề này như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các nghị định quy định chi tiết thi hai Luật này và hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan giao kết và thực hiện hợp đồng trên website TMĐT, xử phạt hành chính...

Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp nên tìm hiểu, phát hiện những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật, chủ động đề xuất bổ sung, sửa đổi. Doanh nghiệp có thể trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức xã hội nghề nghiệp như để phản ánh, đóng góp ý kiến của mình đến các cơ quan quản lý nhà nước.

2.3.2.3. Đối với người tiêu dùng

Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên website đã có bước phát triển khá mạnh mẽ tại các thành phố lớn. Việc kinh doanh qua website đã được nhiều doanh nghiệp uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau triển khai và đạt kết quả khả quan, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tiện lợi, thoải mái cho người tiêu dùng.

Để giúp hoạt động mua bán trực tuyến trên website phát triển mạnh hơn nữa, góp phần hình thành mơi trường mua sắm hiện đại, người tiêu dùng cần mạnh dạn thực hiện việc mua sắm trên website, có thể khởi đầu bằng việc thử nghiệm mua hàng hóa tại một website TMĐT có uy tín. Bên cạnh đó, những cá nhân đã có kinh

nghiệm mua sắm trực tuyến cần tích cực tuyên truyền, cổ động, vận động người thân, bạn bè tham gia hình thức mua bán tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và an tồn này.

Ngồi việc tích cực tham gia mua sắm trực tuyến trên website, người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản đối với việc sử dụng máy tính, sử dụng mạng Internet, kiến thức cơ bản về website…

KẾT LUẬN

Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử là một quy trình vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính kỹ thuật. Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, vấn đề kinh doanh trên website cũng ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trong đời sống xã hội. Qua nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, có thể rút ra kết luận sau:

1. Về mặt pháp luật, các quy định điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng trên website là tương đối hoàn thiện và phù hợp thực tiễn, tuy nhiên vẫn cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn mới cũng như sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành để phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ.

2. Về mặt kỹ thuật, giao kết hợp đồng trên website là một quy trình địi hỏi các bên tham gia phải có một mức độ hiểu biết nhất định về máy tính, về mạng internet. Việc giao kết hợp đồng trên website mặc dù đã có những thành cơng ban đầu nhưng để phát triển trong thời gian tới cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế như: nhận thức chưa đầy đủ về vai trò thương mại của website; nguồn nhân lực, điều kiện về kỹ thuật và công nghệ yếu; các website thương mại điện tử của doanh nghiệp còn đơn giản, thiếu các chức năng hiện đại giúp doanh nghiệp, cá nhân có thể giao kết hợp đồng một cách thuận tiện.

3. Luận văn đã cung cấp một cách tổng quát nhưng tương đối đầy đủ các kiến thức về thương mại điện tử, về website và về hợp đồng trên website. Trong những vấn đề đó thì vấn đề hợp đồng trên website là vấn đề chủ chốt và quan trọng, đã được tác giả phân tích và trình bày trên cơ sở bám sát các quy định của pháp luật kết hợp thực tiễn. Vì thế, hợp đồng trên website dù mang đậm tính chất kỹ thuật cơng nghệ nhưng khơng vì thế mà mất đi tính chất pháp lý của nó.

4. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng trên website trên cơ sở pháp luật chuyên ngành và pháp luật chung về hợp đồng. Những văn bản pháp luật chuyên ngành là luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin cùng các văn bản hướng dẫn mà đặc biệt là Nghị định 57/2006/NĐ-CP và Thơng tư 09/2008/TT-BCT đã hình thành nên một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng trên website một cách cụ thể, có khoa học. Song song đó, BLDS và Luật Thương mại đóng vai trị nền tảng cho các quy định của pháp luật chuyên ngành. Nhìn chung, hệ thống pháp luật chuyên ngành là phù hợp với luật hợp đồng.

5. Cuối cùng, những vấn đề cơ bản nhưng quan trọng được rút ra từ luận văn:

- Internet ngày càng phát triển làm thương mại điện tử phát triển theo và kéo theo đó là sự tăng trưởng không ngừng của các mơ hình kinh doanh trên internet, trong đó mơ hình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website thương mại điện tử sẽ là mơ hình kinh doanh của tương lai bởi tính an tồn, nhanh chóng, tiết kiệm của nó.

- Hợp đồng trên website dù tồn tại trong môi trường điện tử hiện đại mang những đặc điểm riêng chuyên biệt nhưng nó vẫn mang bản chất của hợp đồng truyền thống. Vì thế những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành và luật hợp đồng. Về nguyên tắc phải áp dụng luật chuyên ngành trước, nếu luật chun ngành khơng điều chỉnh thì áp dụng luật hợp đồng.

- Tất cả các website khi tiến hành mua bán trực tuyến đều phải thông qua một phương thức kỹ thuật là đặt hàng trực tuyến. Chức năng đặt hàng trực tuyến đơn giản chỉ là công cụ để thực hiện quy trình giao kết hợp đồng, hay cụ thể là quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website. Nhờ cơng cụ này mà khách hàng và thương nhân có thể trao đổi qua lại với nhau các thỏa thuận về mua bán một cách nhanh chóng, chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử cũng giống như giao kết hợp đồng truyền thống. Đơn giản có thể hiểu nó là một hợp đồng truyền thống nhưng được giao kết trực tiếp trên website thay vì giấy bút thơng thường và vì thế quy trình giao kết cũng giống như nhau.

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động giao kết hợp đồng trên website hiện nay đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Để hoạt động kinh doanh, mua bán trên website diễn ra nhanh chóng, an tồn, lành mạnh thì nhà nước cần phải có những chính sách, đường lối phù hợp. Bên cạnh đó các chủ thể khác như thương nhân, khách hàng và toàn xã hội phải tuân thủ pháp luật, nâng cao kiến thức về công nghệ, kỹ thuật để có thể dễ dàng, thuận lợi khi tham gia vào khai thác internet, vào ứng dụng thương mại điện tử và đặc biệt là tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website để góp phần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2005. 2. Luật Thương mại 2005. 3. Luật Giao dịch điện tử 2005. 4. Luật Công nghệ thông tin 2006.

5. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử.

6. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số.

7. Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

8. Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT. 9. Thông tư số 46/2010/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử.

10. Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.

11. Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010.

12. Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM của Bộ Thương mại về việc triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010.

Các tài liệu khác

Tài liệu tiếng Việt

13. Bộ Thương mại (2006), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2005. 14. Bộ Thương mại (2007), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006. 15. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007. 16. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008. 17. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009. 18. Bộ Công Thương (2011), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010. 19. ĐH Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự, NXB Cơng an nhân dân. 20. ĐH Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại, NXB Cơng an nhân dân.

21. ĐH Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân. 22. Châu Việt Bắc (2006), Luật Giao dịch điện tử VN 2005 - Cơ sở pháp lý cho hình

thức giao dịch mới ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Đại học Luật

TP.HCM.

23. Trần Thanh Hoa (2006), Vấn đề chứng cứ và bảo mật trong Thương mại điện tử, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Đại học Luật TP.HCM.

24. Lê Bình Phương (2002), Khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt

Nam, Luận văn cử nhân - Đại học Luật TP.HCM.

25. Trần Thị Thanh Thủy (2008), Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và giải pháp phòng tránh, Luận văn cử nhân – Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009), Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử,

Luận văn cử nhân - Đại học Luật TP.HCM.

27. Trần Văn Hoè (2006), Giáo trình Thương mại điện tử, NXB Thống kê.

28. Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam (2002), Giao dịch Thương mại điện tử - Một

số vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mơ (2006), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

30. Thái Thanh Sơn, Thái Thanh Tùng (2011), Thương mại điện tử, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

31. Trần Văn Biên (2010), “Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng Internet”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32. Trần Văn Biên (2010), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua Internet”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10).

33. Nguyễn Thị Mơ (2006), “Luật Giao dịch điện tử 2005 và những quy định về giao kết hợp đồng điện tử”, Tạp chí nghề luật, (5).

Tài liệu tiếng nước ngoài.

34. UNCITRAL (1998), Model law on electronic commerce with guide to enactment 1996, United Nation.

Các trang web

35. Sở Thương mại TP.HCM (2006), Cẩm nang ứng dụng thương mại điện tử,

36. Trần Ngọc Thái (2005), Giáo trình Thương mại điện tử, Giáo trình điện tử,

www.tailieu.vn.

37. Vũ Đức Thi (2004), Thử nghiệm mua bán hàng hóa trên mạng, Viện Công nghệ thông tin - Bộ Thương mại, www.moit.gov.vn.

38. Online Shopping, www.wikipedia.com 39. www.wikipedia.com 40. www.vitanco.com 41. www.moit.gov.vn 42. www.thesaigontimes.vn 43. www.vnexpress.com 44. www.evision.vn 45. www.ecvn.gov.vn

CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình 1: Thương mại điện tử theo hình thức B2B

Hình 2 : Thương mại điện tử theo hình thức B2C

Hình 4: Chức năng đặt hàng trực tuyến mua hàng hóa là điện thoại di động trên website thegioididong.com

Hình 5: Đơn đặt hàng trực tuyến của thegioididong.com

Hình 7: Hợp đồng truyền thống đưa lên website

Hình 8: Thiết bị tạo chữ kí điện tử

PHỤ LỤC 2

Khung pháp lý cơ bản cho giao dịch điện tử tại Việt Nam

Luật

29/11/2005 Luật Giao dịch điện tử 29/6/2006 Luật Công nghệ thông tin

Nghị định hướng dẫn Luật VB bên trên

09/6/2006 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT Luật GDĐT

15/2/2007

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 90 - 122)