Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 74 - 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

4.3.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo bao gồm cho vay thế chấp và tín chấp. Trong đó, vay tiêu dùng thế chấp là những khoản vay dành cho khách hàng cá nhân với mục đích sinh hoạt tiêu dùng, nhưng giá trị của khoản vay đó phải được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bão lãnh bởi tài sản của người thứ ba – gọi là bên bão lãnh. Với điều kiện, tài sản đó đã được cầm cố hoặc thế chấp cho ngân hàng, và trong thời hạn vay vốn, tài sản này của cá nhân sẽ bị phong tỏa. Vì vậy, người đứng tên sở hữu tài sản này không thể sử dụng để mua bán hay chuyển nhượng cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, cho đến khi người vay trả được khoản nợ cho ngân hàng. Còn vay tín chấp là những khoản vay mà khách hàng không cần bất cứ tài sản nào để thế chấp hay cầm cố cho ngân hàng, cũng như không cần đến người bão lãnh vay.

4.3.2.1. Doanh số cho vay

Mặc dù trên cùng địa bàn Cần Thơ, có nhiều ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động, nhất là trong phân khúc cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng vẫn mở rộng được qui mô cho vay tiêu dùng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lịng khách hàng thân thiết cũng như khách hàng tiềm năng.

Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ tín dụng được nhiều sự quan tâm của khách hàng cá nhân, bởi sự ra đời của nó rất thiết thực, cũng như đã đáp ứng tốt những nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của mọi cá nhân. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng diễn ra rất sôi nổi.

Giai đoạn từ 2007–2009

Như ta thấy, trong hoạt động tín dụng, từ “Tín chấp” thường rất ít được nhắc đến nhiều trong những sản phẩm cho vay thông thường. Bởi “Tín chấp”

thường được dựa trên mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng đến vay. Đối tượng thường được ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp là những khách hàng có giao dịch lâu năm với ngân hàng hay khách hàng thân thiết của ngân hàng. Do đó, trong khoảng thời trước đây hình thức tín dụng tín chấp khơng được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng loạt các gói sản phẩm dành cho cá nhân với mục đích tiêu dùng thường gắn liền với từ “Tín

chấp”. Vậy tín chấp trong vay tiêu dùng có gặp trở ngại khơng? Và tình hình vay

Bảng 18: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ NĂM 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 290.804 24,2 619.099 43,6 2.938.222 49,6 328.295 112,9 2.319.123 374,6 Thế chấp 908.678 75,8 801.106 56,4 2.990.064 50,4 (107.572) (11,8) 2.188.958 273,2 Doanh số cho vay 1.199.482 100,0 1.420.205 100,0 5.928.286 100,0 220.723 18,4 4.508.081 317,4

Do đưa ra nhiều sản phẩm khuyến khích hoạt động vay tiêu dùng, nên doanh số vay tiêu dùng tăng lên rất cao. Trong đó, doanh số vay tiêu dùng tín chấp năm 2008 tăng lên cao đạt 619.099 triệu đồng, tăng lên đến 112,9% so với năm 2007. Và năm 2009, doanh số này tiếp tục tăng đến 374,6%, và đạt đến 2.938.222 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh số thế chấp năm 2008 giảm xuống 11,8% so với năm 2007, chỉ đạt 801.106 triệu đồng.

Trong quý IV-2007, ngân hàng tung ra gói sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp UIL – Unscured Installment Loan – Chương trình hỗ trợ tiêu dùng hồn tồn dựa vào thu nhập của người vay. Trong đó, ngân hàng sẽ cho cá nhân vay vốn, nhưng không cần thế chấp, điều kiện xét cho vay và thu nợ dựa hoàn toàn vào mức thu nhập ổn định của cá nhân. Do đó, có rất nhiều khách hàng thỏa được điều kiện vay tín chấp của ngân hàng. Và ngay cả những khách hàng có tài sản để vay thế chấp, họ vẫn quyết định vay tín chấp, vì họ sẽ có nhiều lợi ích hơn khi vay tín chấp. Ngồi ra, đa phần cá nhân khơng đủ khả năng tài chính để chi tiêu sinh hoạt nên họ mới xin vay tiêu dùng, vì vậy, hình thức vay tiêu dùng thế chấp thường ít được lựa chọn hơn. Hơn nữa, mục đích vay tiêu dùng khơng có khả năng sinh lợi cho người vay vốn, mà nó làm mất dần đi giá trị vay mượn ban đầu trong q trình sử dụng. Do đó, cá nhân sẽ ít thế chấp, vì họ lo sợ sẽ mất đi cả phần tài sản mà họ có cho hoạt động tiêu dùng của mình. Vì vậy, doanh số thế chấp thời điểm này giảm xuống trong khi doanh số cho vay tín chấp tăng vọt lên.

Tuy nhiên, ta thấy giá trị của vay thế chấp trong năm 2009 cao xấp xỉ vay tiêu dùng tín chấp. Sự thay đổi này khơng phải do số lượng khách hàng vay thế chấp nhiều hơn, mà do vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn thế chấp nên ngân hàng thường cấp một hạn mức nhất định cho vay tín chấp. Trong khi đó giá trị trên từng hợp đồng tín dụng thế chấp của khách hàng cao hơn do có tài sản đảm bảo. Vì vậy, mức độ tăng trưởng doanh số cho vay của tiêu dùng, nhất là vay tín chấp nên xem xét thêm số lượng hợp đồng tín dụng giải ngân.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010

Nhìn chung, doanh số vay tiêu dùng theo thời hạn vay trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010 cũng có tỷ trọng thay đổi liên tục. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 19: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tín chấp 11.845 24,5 279.28 5 47,4 1.042.517 58,1 747.638 53,5 267.440 2.257,8 763.232 273,3 (294.879) (28,3) Thế chấp 36.554 75,5 309.95 5 52,6 752.515 41,9 650.813 46,5 273.401 747,9 442.560 142,8 (101.702) (13,5) Doanh số cho vay 48.399 100,0 589.24 0 100,0 1.795.032 100,0 1.398.451 100,0 540.841 1.117,5 1.205.792 204,6 (396.581) (22,1)

Hòa với xu hướng chung của hoạt động tín dụng ngân hàng Á Châu Cần Thơ, ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng, hay doanh số tín chấp, thế chấp đều tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2007–2009, nhưng lại giảm đi trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong đó, sự thay đổi của vay tiêu dùng tín chấp là vì lượng khách hàng có thu nhập tối thiểu là 4 triệu đồng/ tháng để được ngân hàng chấp nhận cho vay là khơng nhiều. Do đó, trong thời gian đầu mở rộng sản phẩm vay tín chấp, khách hàng đến vay nhiều, làm cho doanh thu tăng đến 2.257,8% (tính đến tháng 6/2008 so với cùng kỳ năm 2007). Nhưng thời gian sau, nhu cầu khách vẫn cịn, nhưng rất ít người có thu nhập đến 4 triệu đồng/ tháng, nên doanh số chỉ tăng thêm 273,3% (tính đến tháng 6/2009 so với cùng kỳ năm 2008), và tháng 6/2010 đã giảm xuống đến 23,3% so với cùng kỳ năm 2009.

Ta thấy, giá trị doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số vay tín chấp, thế chấp, cũng như tốc độ của 3 chỉ tiêu này tăng khơng bằng cả năm. Đó là do khoảng thời gian đầu năm, nhu cầu về vốn tiêu dùng của cá nhân tuy vẫn có nhưng số lượng khơng nhiều. Nhu cầu cá nhân sử dụng vốn vay tiêu dùng nhiều nhất là vào khoảng cuối năm, với mục tiêu sửa chữa nhà cửa, hay mua sắm chi tiêu đồ dùng trong nhà để chuẩn bị đón Tết. Cịn trong 6 tháng đầu năm, huy động vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nhờ hiểu được tâm lý chung của khách hàng, đồng thời muốn nâng cao doanh số cho vay và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng Á Châu ln có những sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu cảu khách hàng. Do đó, thu hút lượng khách hàng cá nhân đến vay vốn rất lớn, đặc biệt là chương trình vay tín chấp UIL.

4.3.2.2. Doanh số thu nợ

Đi đôi với doanh số cho vay cao thì chúng ta cần có những biện pháp thu nợ hiệu quả. Vậy thì tình hình các khoản nợ tiêu dùng tín chấp trong giai đoạn này đã tiến triển ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ phân tích cụ thể tình hình sau:

Giai đoạn từ 2007–2009

Tình hình thu nợ vẫn ln được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoảng nợ tiêu dùng tín chấp, vì nó ln ẩn chứa những vấn đề rủi ro và không an tồn trong q trình ngân hàng thực hiện cho vay

Bảng 20: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THÚC ĐẢM BẢOTỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tín chấp 235.147 498.009 2.900.094 262.862 111,8 2.402.085 482,3 Thế chấp 855.255 795.699 2.925.115 (59.556) (7,0) 2.129.416 267,6 Doanh số thu nợ 1.090.402 1.293.708 5.825.209 203.306 18,6 4.531.501 350,3

(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

Ta thấy rằng tình hình thu nợ thế chấp ln được cải thiện qua từng năm. Nếu như năm 2008 tình hình thu nợ này khơng thật sự khả quan, giảm 7%, tức giảm 59.556 triệu đồng, thì sang năm 2009 đã có sự thay đổi vượt bật khi tốc độ thu nợ tăng đến 267,6% và đạt mức 2.925.115 triệu đồng. Điều này đã chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng ln có những biện pháp thích hợp để hồn thiện cơng tác cũng như tình hình thu nợ. Để làm được điều đó là cả một q trình bao gồm sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo chi nhánh, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ của ngân hàng.

Trong khi đó ở mảng tín dụng tín chấp, tình hình thu nợ rất tốt, khi đó doanh số thu nợ luôn tăng rất mạnh qua từng năm. Nếu trong năm 2008, doanh số thu nợ tăng 111,8%, tức đã tăng thêm 262.862 triệu đồng, thì năm 2009 tốc độ tăng đến 482,3% và đạt mức rất cao là 2.900.094 triệu đồng. Chính điều này đã cho thấy cơng tác thu nợ tín chấp trong giai đoạn này đã đạt được những thành cơng nhất định, qua đó nói lên sự hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng đã phần nào đem lại những kết quả khả quan.

Chính từ những kết quả đó đã làm cho tình hình thu nợ chung đã tăng lên 350,3%, tức đã tăng thêm 4.531.501 triệu đồng. Đó là cơ sở để có thể khẳng định rằng hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã từng bước đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, đó cịn là động lực để ngân hàng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới.

Quá trình thu nợ trong giai đoạn này cũng có nhiều kết quả khả quan. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ giảm xuống, nhưng tình hình này cũng giống với tình hình chung của ngân hàng và tỷ lệ giảm nhẹ. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 21: DOANH SỐ THU NỢ VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tín chấp 10.664 260.069 921.596 810.458 249.405 2338,8 661.527 254,4 (111.138) (12,1) Thế chấp 29.555 300.222 757.825 692.921 270.667 915,8 457.603 152,4 (64.904) (8,6)

Doanh số thu nợ 40.219 560.291 1.679.421 1.503.37

9 520.072 1293,1 1.119.130 199,7 (176.042) (10,5)

Trong nửa đầu năm nay, tình hình thu nợ thế chấp đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước, tức đã giảm 64.904 triệu đồng và chỉ đạt mức 692.921 triệu đồng. Vì thế, có thể thấy rằng cơng tác thu nợ đã gặp một số khó khăn nhất định, một phần là do tình hình kinh tế của Cần Thơ cịn gặp nhiều khó khăn, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay vẫn đạt tương đối cao là 12%. Do đó người dân đã gặp nhiều khó khăn nên khả năng trả nợ của họ cịn hạn chế. Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007–2009, công tác thu nợ vẫn tiến triển qua từng năm, tốc độ tăng vẫn tương đối tốt.

Nằm trong xu hướng giảm như tình hình thu nợ thế chấp trong nửa đầu năm nay, tốc độ thu nợ tín chấp đã giảm 12,1%, tương ứng giảm 111.138 triệu đồng và chỉ đạt 921.596 triệu đồng. Trong khi những năm trước tốc độ tăng rất cao, đó thật sự là một việc đáng quan tâm của ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ. Vì tình hình thu nợ không tốt trong 6 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của cả năm, nếu trong 6 tháng cuối năm tình hình khơng có những chuyển biến tích cực.

Tóm lại trong 6 tháng đầu nay thì tình hình thu nợ chung đã gặp nhiều khó khăn, mặc dù ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong cơng tác thu hồi tài sản, nhưng do tình hình kinh tế tiếp tục gặp những bất ổn, nên đã ảnh hưởng nhiều đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

4.3.2.3. Dư nợ cho vay

Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiêu dùng như đã phân tích ở trên nó sự ảnh hưởng nhất định đến tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng. Tình hình dư nợ cụ thể như sau:

Giai đoạn từ 2007–2009

Nhìn chung, dư nợ tiêu dùng vẫn tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm lại. Trong khi đó, tốc độ vay tiêu dùng tín chấp và thế chấp không theo một trật tự nào, nhưng tốc độ nào chỉ tăng khơng giảm. Tình hình như sau:

Bảng 22: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tín chấp 33.140 136.237 174.365 103.097 311,1 38.128 28,0 Thế chấp 37.185 60.585 125.534 23.400 62,9 64.949 107,2 Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4

(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

Chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này dư nợ thế chấp luôn tăng cao và ổn định qua từng năm. Nếu như năm 2008, dư nợ thế chấp tăng 62,9% và đạt mức 60.585 triệu đồng, thì năm 2009, dư nợ này đã tăng đến 107,2%, nghĩa là đã tăng thêm 64.949 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên và một phần do những khoản nợ chậm trả của khách hàng cịn chưa thu hồi được. Đây chính là một khuyến điểm cũng như trở ngại lớn cho ngân hàng trong hoạch định mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa.

Cũng nằm trong xu hướng tăng đều qua từng năm như khoản dư nợ thế chấp, nhưng tốc độ tăng của dư nợ tín chấp ngược lại. Theo đó, năm 2008 tăng đến 311,1 %, tăng thêm 103.097 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2009 chỉ tăng có 28%, chỉ tăng thêm 38.128 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp có phần thấp hơn doanh số cho vay thế chấp.

Tóm lại trong giai đoạn này, tình hình dư nợ trong cho vay tiêu dùng đang có xu hướng tăng chậm lại, điển hình năm 2009 tăng 52,4%, trong khi cùng kỳ năm ngối tăng đến 179,9%, điều đó một phần do tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng đã tốt lên làm cho dư nợ tiêu dùng giảm xuống.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010

Dư nợ tiêu dùng giai đoạn thay đổi khơng theo một hướng cụ thể nào. Có lúc doanh số tăng cao, có lúc cũng giảm rất nhiều. Doanh số vay tín chấp cũng có

xu hướng chung của cho vay tiêu dùng, nhưng vay tín chấp thì khác, nhìn chung thấy khả quan hơn.

Bảng 23: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch

2008/2007 2009/2008 2010/2009

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 74 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)