Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ năm 2007 2009

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 72)

THEO THỜI HẠN TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 38.170 131.964 159.960 93.794 245,7 27.996 21,2 Trung dài hạn 32.155 64.858 139.939 32.703 101,7 75.081 115,8 Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4

(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

Trong đó, dư nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 131.964 triệu đồng, tăng đến 245,7% so với năm trước. Nhưng đến năm 2009, dư nợ này chỉ tăng 21,2% so với năm trước và đạt 159.960 triệu đồng. Dự nợ tiêu dùng cá nhân trong thời gian này cao vượt trội do sau khủng hoảng, cá nhân tiêu dùng trở lại, do đó dư nợ ngắn hạn nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2008 cao rất nhiều so với năm 2007.

Đối với dư nợ trung dài hạn cũng tăng trưởng lên. Năm 2008, đạt 64.858 triệu đồng, tăng 101,7% so với năm trước đó. Năm 2009, dư nợ trung dài hạn tiếp tục tăng thêm 115,8 % so với kỳ trước và đạt đến 139.939 triệu đồng. Mặc dù, dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng thấp hơn vì ngân hàng vẫn chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn hơn, nhằm thu hồi sớm vốn vay, hạn chế nợ quá hạn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn vẫn đang tăng trưởng, cho thấy ngân hàng vẫn đang phát triển song song cho vay trung dài hạn để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất

Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010

Như ta đã biết, dư nợ cho vay cuối kỳ bao gồm khoản dư nợ đầu kỳ, cộng với khoản dư nợ trong kỳ mà ngân hàng cho vay nhưng chưa đến hạn thu hồi hoặc chưa thu hồi về được. Trong đó, dư nợ đầu kỳ của 6 tháng đầu năm phải là dư nợ còn lại mà ngân hàng vẫn chưa thu hịi được của cả năm trước đó. Và tình hình cụ thể như sau:

Bảng 15: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 14.000 13.323 197.489 54.194 (677) (4,8) 184.166 1.382,3 (143.295) (72,6) Trung dài dạn 18.987 85.951 114.944 140.777 66.964 352,7 28.993 33,7 25.833 22,5

Dư nợ 32.987 99.274 312.433 194.971 66.287 200,9 213.159 214,7 (117.462) (37,6)

Cũng giống như tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010 tăng lên, nhưng giảm xuống ở 6 tháng đầu năm của năm cuối. Nguyên nhân là doanh số cho vay của tiêu dùng tăng nhưng thấp hơn mức thu nợ từ loại hình đầu tư này, do đó làm cho dư nợ tiêu dùng giảm. Ngồi ra, là do loại hình đầu tư này thường phải chịu mức lãi suất cao và còn phải trả vốn lãi hàng tháng, bên cạnh đó mức sống xã hội ngày càng cao, giá cả ngày càng đất đỏ mà thu nhập tiền lương của họ thường ít có tăng nhưng nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, từ đó đã làm cho một số người dân e ngại vay loại hình này làm cho dư nợ của ngân hàng về loại này cũng giảm theo.

Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc mở rộng đối tượng cho vay và thu hút khách hàng đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng, vì đây là lĩnh vực đầu tư rất có hiệu quả, đa số khách hàng đều có thu nhập ổn định, ý thức trả nợ lại cao.

4.3.1.4. Nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, trong mơi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi.

Giai đoạn từ 2007–2009

Để đánh giá được tình hình nợ của chi nhánh ngân hàng chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ xấu như sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)