Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1. Định hướng phát triển trong tương lai của ACB
Sau 17 năm hoạt động, một khoảng thời gian không quá dài, ACB đã từ một ngân hàng TMCP nhỏ (vốn điều lệ ban đầu nhỏ tương đương 20 tỷ đồng và 27 nhân viên) đã trở thành ngân hàng hàng đầu và hiện nay là ngân hàng lớn thứ năm ở Việt Nam (sau 4 ngân hàng quốc doanh lớn). Và ACB trong nhiều năm đã được các tạp chí có uy tín như The Banker, The Asian Banker, Euromoney,... đánh giá là ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định như vậy, ACB ln xác định cịn rất nhiều khó khăn ở phía trước, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi suy thối kinh tế vẫn cịn tiếp diễn. Điều này địi hỏi ACB phải có những dự báo chính xác để có thể điều chỉnh kịp thời lộ trình phát triển trong thời gian tới. ACB đã đưa ra kế hoạch phát triển của mình
nhằm đưa ACB trở thành tập đồn tài chính ngân hàng vào năm 2015 theo hướng phát triển:
- Mở rộng mạng lưới trên khắp đất nước đặc biệt là các thị trường mục tiêu. - Hồn thiện các sản phẩm hiện có, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạng tranh.
- Song song với việc phát triển ngân hàng bán lẻ là hoạt động chủ đạo, ACB sẽ đa dạng hoạt động sang các lĩnh vực cho thuê tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư, kinh doanh bảo hiểm, cho vay tiêu dùng, kinh doanh vàng,... là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
- Xây dựng mơ hình tập đồn tài chính ngân hàng trong đó NHTM là cơng ty mẹ với các cơng ty con hiện có như: cơng ty chứng khốn ACBS, cơng ty cho th tài chính ACBL, cơng ty quản lý và khai thác tài sản ACBA, công ty quản lý quỹ ACBC. Trong thời gian tới, ACB sẽ thành lập cơng ty tài chính ACBF, cơng ty kinh doanh vàng ACBG, đồng thời ACB sẽ cùng một công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới thành lập công ty liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Mục tiêu định hướng của ngân hàng là: đến năm 2015, ACB trở thành một trong 3 tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về quy mô tổng tài sản, hiệu quả kinh doanh, mức vốn hóa trên thị trường chứng khốn.
Và để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu hết mình từ nhiều phía trong đó có ACB chi nhánh Cần Thơ.
3.6.2. Mục tiêu phát triển của ACB Cần Thơ trong năm 2010
– Mục tiêu kinh doanh.
+Kế hoạch thu phí dịch vụ năm 2010 là 6 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp là 2 tỷ đồng, khách hàng cá nhân là 4 tỷ đồng.
+Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp giảm còn từ 0,3% trở xuống, và khách hàng cá nhân là từ 1% trở xuống.
– Mục tiêu hướng đến khách hàng: đáp ứng nhu cầu khách hàng bên ngoài: +Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vịng 01 ngày từ khi nhận được thơng tin khiếu nại.
+Không quá 12 khiếu nại của khách hàng trong năm – Mục tiêu đào tạo và phát triển:
+Có 100% nhân viên được đào tạo tốt về chuyên môn trước khi đảm nhận cơng việc.
+Đảm bảo 100% quy trình nội bộ cho nhân viên tại đơn vị. +Đảm bảo mỗi vị trí quản lý có một nhân viên thừa kế.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ
Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngân hàng phải có một nguồn vốn dồi dào để cho vay. Bản thân ngân hàng khơng có một lượng vốn lớn như vậy, do đó ngân hàng sẽ làm vai trị trung gian, là người “đi vay để cho vay”. Ngân hàng sẽ đi vay từ nền kinh tế thông qua nghiệp vụ huy động vốn. Vì vậy, huy động vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình, ta sẽ tìm hiểu vốn huy động theo quy mơ và cơ cấu của nó.
4.1.1. Quy mơ vốn huy động
Do ngân hàng Á Châu Cần Thơ là chi nhánh, nên cơ cấu vốn của ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở. Trong đó, nguồn vốn quan trọng nhất là vốn huy động. Sau đây là tình hình vốn huy động trong thời gian vừa qua.
Giai đoạn từ năm 2007–2009
Thực hiện huy động vốn tốt và hiệu quả, sẽ thúc đẩy q trình tín dụng của ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn. Do đó, hoạt động này ln được sự quan tâm theo dõi của Ban Giám đốc ngân hàng, đặc biệt trong khoảng thời gian lạm phát xảy ra.
Hình 3: QUY MƠ VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGUỒN VỐN TỪ 2007–2009
(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)
2007 86% 14%
Nguồn vốn huy động Vốn điều chuyển
2 0 0 8 1 0 , 6 % 8 9 , 4 % 2 0 0 99 9 , 3 % 0 , 7 % 0,7% Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 86% 89,4% 99,3% 10,6% 14%
Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2007-2009Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 429.120 554.09 6 1.032.29 0 124.976 29,1 478.194 86,3 Vốn điều chuyển 69.741 65.367 6.917 (4.374) (6,3) (58.450) (89,4) Tổng nguồn vốn 498.861 619.46 3 1.039.20 7 120.602 24,2 419.744 67,8
(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)
Vốn huy động
Theo hình vẽ và bảng số liệu trên, ta thấy vốn huy động qua các năm luôn tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2007, vốn huy động chỉ đạt 429.120 triệu đồng, chiếm 86% tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2008, tỷ lệ này tăng lên 29,1%, chiếm đến 89,4% tổng nguồn vốn, và đạt 554.096 triệu đồng. Do lạm phát xảy ra, nên khả năng huy động vốn cũng hạn chế. Mặc dù vậy, vốn huy động thời điểm này vẫn tăng, nhờ sự nổ lực hết mình của cả một tập thể ngân hàng từ hoạch định chiến lược, phát triển sản phẩm mới, đến tư vấn cho khách hàng hiểu được các giá trị mà ngân hàng mong muốn mang đến cho họ khi lựa chọn sản phẩm huy động của ngân hàng.
Tuy nhiên, do khách hàng bị thu hút bởi cuộc chạy lãi suất giữa các ngân hàng, nên nhiều khách hàng có khuynh hướng gửi tiền vào rồi rút tiền ra liên tục. Nên vốn huy động của ngân hàng Á Châu Cần Thơ có cao, nhưng trong khoảng thời gian ngắn gửi tiền, lượng vốn vừa huy động được này đã chạy sang ngân hàng khác. Vì vậy, tiền gửi vẫn tăng nhưng một phần là do tăng ảo, nên vốn huy động tăng lên cao mặc dù thời gian này lạm phát đang diễn ra.
Năm 2009, huy động vốn đạt giá trị cao nhất là 1.032.290 triệu đồng, tăng 86,3%, chiếm 99,3% tổng nguồn vốn. Giai đoạn này, khả năng huy động vốn của ngân hàng rất cao cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối. Có thể thấy, đây là năm thành công của ngân hàng trong công tác huy động vốn. Là do thời kỳ lạm phát đã qua, kinh tế bình ổn trở lại, người dân tin tưởng vào ngân hàng hơn, nên công tác huy động vốn cũng dễ dàng hơn. Ngoài
ra, ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi “Gửi tiết kiệm trúng xe Mitshubishi Jolie SS”, chương trình “Xuân may mắn cùng ACB Western Union”,… nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền. Do đó, làm cho nguồn vốn huy động thời gian này của ngân hàng khá dồi dào.
Vốn điều chuyển
Ngược lại với sự gia tăng vượt trội của vốn huy động là sự giảm xuống liên tục của vốn điều chuyển. Năm 2008, chỉ mới giảm 6,3% so với năm 2007, đạt 65.367 triệu đồng. Nhưng chưa dừng lại ở mức giảm đó, năm 2009, vốn điều chuyển tiếp tục giảm đến 89,4% so với năm 2008, và chỉ đạt giá trị là 6.917 triệu đồng. Giá trị vốn điều chuyển giảm, kéo theo tỷ trọng của nó cũng giảm theo, đạt tỷ trọng 14% (năm 2007), xuống còn 10,6% (năm 2008), và thấp nhất là vào năm 2009, chỉ chiếm 0,7% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân làm vốn điều chuyển giảm xuống không ngừng là do khả năng huy động khá tốt của ngân hàng, nên ngân hàng không cần nhiều đến vốn điều chuyển từ Hội sở. Đây cũng là một lợi thế cho ngân hàng, nhằm hạn chế tối đa chi phí mua vốn từ Hội sở.
Mặc dù, vốn điều chuyển có phần giảm sút rõ rệt, nhưng nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian này rất khả quan. Cho ta thấy ngân hàng đủ khả năng huy động để cho vay và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng mà không cần thêm vốn từ Hội sở.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007–2010
Vốn huy động là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát tăng cao như trong khoảng thời gian vừa qua thì hoạt động huy động vốn của các ngân hàng đã khơng cịn thuận lợi như trước, ngay cả trong 6 tháng đầu năm trong 4 năm từ 2007-2010 cũng vậy. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 312.517 93,3 372.63 9 97,3 692.81 2 99,6 894.07 4 99,7 60.122 19,2 320.173 85,9 201.26 2 29,1 Vốn điều chuyển 22.577 6,7 10.250 2,7 3.058 0,4 2.697 0,3 (12.327) (54,6) (7.192) (70,2) (361) (11,8) Nguồn vốn 335.094 100,0 382.88 9 100,0 695.87 0 100,0 896.77 1 100,0 47.795 14,3 312.981 81,7 200.901 28,9
Giá trị vốn huy động trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010, tăng lên liên tục, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không theo một đường thẳng đi lên và bị gẫy khúc. Nhưng nhìn chung, vốn huy động trong 6 tháng đầu năm đạt tỷ trọng cao hơn cả năm, đạt từ 93,3% (tháng 6/2007) đến 99,7% (tháng 6/2010), trong khi đó, tỷ trọng vốn huy động cả năm chỉ có 86% (năm 2007) đến 99,3% (năm 2009). Vì do thời điểm cuối năm trước, khách hàng có thu nhập đột biến nhất trong năm, nhờ các nguồn như lương, thưởng cuối năm,… Bởi số tiền không nhiều, và đa số người dân khơng thích rủi ro nên họ thường chọn gửi tiền vào ngân hàng để an toàn nhưng vẫn sinh lợi.
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn trong 3 năm rưỡi qua từ 2007–6/2010 có chiều hướng tăng trưởng rõ rệt. Trong khi vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh và liên tục, thì vốn điều chuyển giảm xuống đáng kể. Kết quả này cho thấy sự vững vàng trong công tác huy động vốn của ngân hàng, là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.1.2. Cơ cấu vốn huy động
Như đã phân tích, ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn huy động trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, phải biết rõ nguồn vốn đó được huy động từ đâu, để có biện pháp huy động vốn tối ưu nhất, đó là điều mà các nhà quản trị ngân hàng thường quan tâm. Trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau như: tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xun thơng tin, khuyến khích hay có những chương trình mở tài khoản thanh tốn, tài khoản tiền gửi, tặng thẻ miễn phí cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Giai đoạn từ 2007–2009
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã huy động được từ nền kinh tế. Với nhiều hình thức huy động vốn rất đa dạng, phong phú, cùng với mức lãi suất ưu đãi, đã góp phần thúc đẩy các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân,… trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền.
Bảng 6: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2007- 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của
dân cư 397.971 92,7 512.595 92,5 833.123 80,7 114.624 28,8 320.528 62,5
Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 31.149 7,3 41.501 7,5 199.167 19,3 10.352 33,2 157.666 379,9
Vốn huy động 429.120 100,0 554.096 100,0 1.032.290 100,0 124.976 29,1 478.194 86,3
Tiền gửi của dân cư
Vốn huy động được hình thành từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế, nhưng chủ yếu từ vốn nhàn rỗi của cá nhân. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, mặc dù tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm dần, nhưng giá trị của nó vẫn tăng lên. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi cá nhân đạt 397.971 triệu đồng, chiếm 92,7% trong vốn huy động. Năm 2008 đạt 512.595 triệu đồng, tăng 28,8%, chiếm 92,5% trong vốn huy động. Năm 2009, tiền gửi của cá nhân đạt 833.123 triệu đồng, tăng 62,5%, nhưng chỉ còn chiếm 80,7% trong vốn huy động.
Chính tỷ lệ dân cư thích đầu tư ngày càng nhiều và ít tiết kiệm lại, nên cũng làm tỷ trọng tiền gửi của đối tượng này giảm xuống. Trong khi đó, tiền gửi của cá nhân tăng lên, do họ nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào ngân hàng, khi đó số tiền của họ sẽ được cất giữ an toàn và được hưởng lãi suất. Mặc dù, số tiền lãi nhận được không nhiều bằng đầu tư, nhưng nếu cất giữ tiền tại nhà, số tiền sẽ không an tồn và khơng sinh lời. Ngồi ra, tiền gửi tăng lên do đa số đối tượng này chọn an toàn hơn là mạo hiểm hay rủi ro trong kênh đầu tư hay sản xuất kinh doanh nào. Đồng thời, trong cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong năm 2008, nhóm khách hàng cá nhân chính là người làm nên sóng gió cho cuộc đua này. Do đó, vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân luôn cao
Mặc dù trong thời gian này, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi chung cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Nhưng vốn huy động từ cá nhân hay hộ gia đình có tính chất ổn định hơn tiền gửi của doanh nghiệp, nên ngân hàng thường khuyến khích nguồn vốn từ đối tượng này. Do đó, ngân hàng thường đưa ra nhiều sản phẩm mới và ưu đãi dành cho cá nhân hơn, với những phần thưởng như quà tặng, bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,… có giá trị lớn. Nếu xét cụ thể, cá nhân gửi tiền sẽ có nhiều lợi ích hơn doanh nghiệp, nên thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư hơn các tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Nhìn chung, các tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp thường không để tiền đứng yên một chỗ, họ thường xoay vòng đồng vốn nhằm tạo ra lợi nhuận. Họ gửi tiền vào ngân hàng không phải để tiết kiệm như cá nhân, họ gửi tiền để phục vụ thanh toán với đối tác, như các hoạt động ký quỹ để mở thư tín dụng L/C (Letter
of Credit), bao thanh tốn,… Do đó, trong giai đoạn hai năm 2008-2009, khi có sự hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, đồng thời cũng kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nên giá trị tiền gửi của doanh nghiệp cũng dần tăng cao cả về tỷ trọng và giá trị. Cụ thể, tỷ trọng dần tăng lên liên tục từ 7,3% (năm 2007) lên 7,5% (năm 2008), và cao nhất là 19,3% (năm 2009). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp rất đáng kinh ngạc, trong năm 2008 tăng chỉ có 33,2% so với năm 2007, thì năm 2009 tăng lên đến 379,9% so với