Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO TIÊU DÙNG
HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ
Như đã nói, tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Do đó, đo lường hoạt động tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua việc đánh giá này, ngân hàng sẽ có biện pháp điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Giai đoạn từ 2007–2009
Đánh giá hoạt động tín dụng bao gồm các chỉ tiêu như: Vịng quay vốn tín dụng, Dư nợ trên vốn huy động, Dư nợ trên tổng nguồn vốn, Hệ số thu nợ và Tỷ lệ nợ xấu. Tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bảng 26: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TỪ 2007- 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động Triệu đồng 429.120 554.096 1.032.29 0 124.976 29,1 478.194 86,3 Nguồn vốn Triệu đồng 498.861 619.463 1.039.20 7 120.602 24,2 419.744 67,8 Doanh số cho vay Triệu đồng 1.199.482 1.420.205 5.928.28
6
220.723 18,4 4.508.081 317,4 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.090.402 1.293.708 5.825.20
9
203.306 18,6 4.531.501 350,3
Dư nợ Triệu đồng 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4
Dư nợ bình quân Triệu đồng 112.200 133.574 248.361 21.374 19,0 114.787 85,9
Nợ xấu Triệu đồng 2.133 2.952 3.567 819 38,4 615 20,8 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 9,72 9,69 23,45 (0,03) (0,3) 13,76 142,0 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 14,10 31,77 28,86 17,67 125,3 (2,91) (9,2) Dư nợ/ Vốn huy động % 16,39 35,52 29,05 19,13 116,7 (6,47) (18,2) Hệ số thu nợ % 90,91 91,09 98,26 0,18 0,2 7,17 7,9 Tỷ lệ nợ xấu % 3,03 1,50 1,19 (1,53) (50,5) (0,31) (20,7)
Vịng quay vốn tín dụng
Một đồng vốn quay hết một vịng khi nó đã được giải ngân và đã được thu hồi về ngân hàng. Do đó, vịng quay vốn tín dụng sẽ đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cũng như thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động khơng theo một chiều tăng hoặc giảm nào, vịng quay này giảm xuống đơi chút, sau đó tăng mạnh trở lại. Năm 2007, vịng quay vốn tín dụng là 9,72 vịng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 9,69 vòng, đến năm 2009 lại tăng lên mạnh với 23,45 vòng. Nguyên nhân giảm sút là do trong năm 2007-2008, tình trạng lạm phát xảy ra, vì vậy có rất nhiều khách hàng đến gia hạn nợ, do đó thời gian đồng vốn quay trở lại ngân hang để thực hiện cho vay đối tượng khác đã kéo dài nên tốc độ quay trở lại đồng vốn của ngân hàng. Đến năm 2009, tình hình trở lại ổn định nên vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng đã tăng trở lại
Dư nợ trên tổng nguồn vốn.
Tỷ số trên trong giai đoạn này có xu hướng tăng trong năm 2008, tăng 125,3% so với năm 2007 và đạt 31,77%, nhưng tốc độ tăng đã có phần giảm trong năm 2009 chỉ đạt 28,86%. Theo đó, năm 2008, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này là 31,77%, tức là cứ 100 đồng vốn thì đã tài trợ cho tín dụng tiêu dùng đến 31,77 đồng. Mặc dù, trong năm này, doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 21,8% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, nhưng mức độ đầu tư của ngân hàng trong thời điểm này khá cao. Cho thấy, quy mơ trong hoạt động tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cũng cho thấy, ngân hàng rất coi trọng hoạt động tín dụng tiêu dùng này. Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng là phấn đấu để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam.
Dư nợ trên vốn huy động
Theo bảng 26, chúng ta thấy được sự chủ động của ngân hàng trong hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng đã tăng lên và mặc dù có giảm đơi chút trong năm 2009, nhưng vẫn đạt mức 29,05%, tức là nguồn vốn huy động tài trợ cho nó đạt tới 29,5%. Do huy động tốt nguồn vốn nên ngân hàng đã chủ động tốt, trong việc sử dụng vốn vay, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sử dụng một lượng vốn tương đối từ nguồn vốn huy động được. Và mặc dù tỷ trọng cho vay
tiêu dùng của ta vẫn thấp hơn tỷ trọng cho vay để sản xuất kinh doanh, nhưng nó vẫn đang được sự quan tâm từ phía ngân hàng trong việc đầu tư nguồn vốn vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Đồng thời, cũng cho thấy sự ổn định trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, và lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Hệ số thu nợ.
Cùng với sự tăng trưởng chung của ngân hàng thì hệ số thu nợ trong giai đoạn này đã tăng lên rất tốt và ổn định qua từng năm, tăng từ 90,91% trong năm 2007 lên 98,26% tong năm 2009. Như vậy có thể khẳng định rằng cơng tác thu nợ được quan tâm rất nhiều, bên cạnh đó là nhiều biện pháp mạnh được ngân hàng thực thi nhằm thu về các khoản cho vay trong thời nhất định, mặt khác thì các khách hàng đã được rà sốt kỹ trước khi cho vay, nên phần đông các khách hàng này là những khách hàng quen thuộc, và có khả năng trả nợ tốt.
Tỷ lệ nợ xấu
Tình hình nợ xấu vay tiêu dùng nhìn chung có sự thay đổi rõ rệt và giảm dần qua các năm. Trong khi năm 2007, tỷ lệ nợ xấu cao đến chóng mặt, đạt đến 3,03%. Đó là do trong thời điểm này, ngồi những sản phẩm vay tiêu dùng hiện có, ngân hàng mới phát hành thêm sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp UIL, nên gặp phải những vướng mắc ban đầu trong công tác xác định khách hàng cho vay, cũng như cơng tác thu nợ. Vì vậy đã làm cho nợ xấu năm này quá cao. Tuy nhiên, đến năm 2008–2009, nhờ được trải nghiệm được thực tế, ngân hàng đã biết quản lý tốt tình hình nợ xấu nói chung và nợ xấu tiêu dùng nói riêng, đồng thời công tác thu nợ cũng tốt hơn, do đó, nợ xấu giai đoạn này giảm xuống rõ rệt, chỉ đạt 1,5% trong năm 2008 và 1,19% trong năm 2009.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010
Trong giai đoạn này, tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng được đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 27: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007- 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động Triệu đồng 312.51 7 372.639 665.827 893.597 60.122 19,2 293.188 78,7 227.770 34,2 Nguồn vốn Triệu đồng 335.09 4 382.889 668.885 896.294 47.795 14,3 285.996 74,7 227.409 34,0 DSCV Triệu đồng 48.399 589.240 1.795.03 2 1.398.45 1 540.84 1 1.117,5 1.205.79 2 204, 6 (396.581) (22,1) DSTN Triệu đồng 40.219 560.291 1.679.42 1 1.503.37 9 520.07 2 1.293,1 1.119.13 0 199, 7 (176.042) (10,5) Dư nợ Triệu đồng 32.987 99.274 312.433 194.971 66.287 200,9 213.159 214, 7 (117.462) (37,6) Dư nợ bình quân Triệu đồng 32.269 84.800 254.628 247.435 52.531 162,8 169.828 200,
3 (7.193) (2,8) Nợ xấu Triệu đồng 495 1.010 1.750 1.578 515 104,0 740 73,3 (172) (9,8) Vịng quay vốn tín dụng Vịng 1,25 6,61 6,60 6,08 5,36 430,1 (0,01) (0,2) (0,52) (7,9) Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 9,84 25,93 46,71 21,75 16,08 163,4 20,7 8 80, 2 (24,96) (53,4) Dư nợ/Vốn huy động % 10,56 26,64 46,92 21,82 16,09 152,4 20,2 76, (25,11) (53,5)
8 1
Hệ số thu nợ % 83,10 95,09 93,56 107,50 11,99 14,4 (1,53) (1,6) 13,94 14,9
Tỷ lệ nợ xấu %
1,50 1,29 0,76 0,72 465 320,7 640 104,
9 328 26,2
Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này có phần tăng thấp hơn cả năm. Vòng quay thay đổi từ thấp nhất 1,25 lần trong 6 tháng đàu năm 2007 đến thay đổi cao nhất là 6,61 lần trong 6 tháng đàu năm 2008. Nguyên nhân do giai đoạn đầu năm nên ngân hàng thường ít quan tâm trong cơng tác thu hồi nợ, cũng như cho phép khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ vay khá nhiều. Do đó là ảnh hưởng đến vịng quay tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này khá nhiều.
Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Nhìn chung, dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm này thấp hơn chỉ số này của cả năm. Nguyên nhân do tình hình cho vay tiêu dùng cũng như nguồn vốn của 6 tháng đầu năm thường thấp hơn cả năm. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2009, dư nợ trên tổng nguồn vốn có phần cao hơn cả năm đạt 46,71%, nguyên nhân do sau lạm phát nên tình hình tín dụng của ngân hàng khả quan hơn, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.
Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động trong 6 tháng cũng có tính chất tương tự như chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, ta thấy 6 tháng đầu năm 2007, trong khi dư nợ trên vốn huy động đạt đến 10,56% thì dư nợ trên tổng nguồn vốn chỉ đạt 9,84%. Sự khác biệt này một lần nữa cho thấy khả năng huy động vốn trong giai đoạn này thật sự chưa cao vẫn còn sử dụng nhiều ở vốn điều chuyển của Hội sở. Đến những tháng đầu năm của 3 năm gần đây từ 2008-2010, huy động vốn nhiều hơn, hay nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng chủ yếu để cho vay chính là vốn huy động, do đó dã làm cho bản chất của 2 chỉ tiêu này tương tự nhau, 2 chỉ tiêu này qua các thời kỳ cũng gần bằng nhau hơn.
Hệ số thu nợ
Thông qua các con số của từng năm trong hệ số thu nợ, ta thấy công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này cao xấp xỉ cả năm. Cụ thể, tính đến tháng 6/2007, hệ số thu nợ là 83,1%, tháng 6/2008 hệ số này là 95,09% và tháng 6/2009 là 93,56 %. Mặc dù vậy, trong một vài thời kỳ, công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa có chuyển biến tốt. Nhưng thơng qua các con số của chỉ tiêu này, ta thấy công tác thu nợ giai đoạn này rất tốt, cho thấy ngân hàng có sự
quan tâm chú ý đến các khoản nợ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, chứ không đợi đến gần hết năm ngân hàng mới ráo riết tiến hành cơng tác thu nợ. Ngồi ra, việc thu nợ cho vay tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt kết quả rất tốt, đạt đến 107,5%, mặc dù kết quả doanh số cho vay chung của ngân hàng bị giảm xuống. Do các khoản nợ cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên thông qua con số vừa phân tích, cho thấy ngân hàng có sự quan tâm rất lớn đến các khoản nợ tiêu dùng này
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này đang theo chiều hướng giảm xuống từ 1,5% trong năm 2007 xuống còn 0,56% trong năm 2008 và 0,81% trong năm 2010, và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cả năm. Để giải thích cho điều này, một lần nữa ta phải nhắc đến các điều khoản gia hạn nợ của ngân hàng. Do trong đầu năm, ngân hàng đồng ý cho khách hạn gia nợ trả nợ hay các điều chỉnh trong việc trả nợ khá nhiều, nên phần nợ quá hạn đáng lẽ đã bị phát sinh tại thời điểm đó rồi, nhưng nó được kéo dài đến tận cuối năm. Do đó, ngân hàng nên xem xét kỹ đối tượng khách hàng trước khi quyết định gia hạn các khoản nợ, để hết thời hạn gia hạn nợ đó ngân hàng vẫn thu hồi được nợ từ khách hàng này
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ