KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 37)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một tổ chức kinh tế được đánh giá hoạt động có hiệu quả, khi họ có thể tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Và ngân hàng Á Châu Cần Thơ cũng như các ngân hàng khác – là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tài chính tiền tệ – cũng hoạt động dựa trên tiêu chí này. Để đánh giá rõ hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng Á Châu Cần Thơ, ta sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 giai đoạn

Giai đoạn từ năm 2007–2009

Nhắc đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, khơng riêng gì ngân hàng, ta thường bắt gặp bộ ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Với những nỗ lực của chính mình, Ban lãnh đạo cùng

tồn thể nhân viên của ngân hàng đã cũng nhau nỗ lực, cố gắng để có được một kết quả kinh doanh tốt qua các năm như sau:

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2007-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 49.552 168.590 265.715 119.038 240,2 97.125 57,6 Chi phí 40.127 155.207 245.002 115.080 286,8 89.795 57,9 Lợi nhuận 9.425 13.383 20.713 3.958 42,0 7.330 54,8

(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

Doanh thu

Doanh thu trong thời gian qua tăng liên tục. Năm 2008, mặc dù lạm phát xảy ra nhưng doanh thu vẫn tăng vượt trội so với năm 2007, đạt 168.590 triệu đồng, tăng vượt đến 240,2%. Nguyên nhân nhờ có sự hoạt động sôi nổi của sàn giao dịch vàng tại ACB Cần Thơ, nên thu hút nhiều đối tượng khách hàng đến đầu tư kinh doanh vàng. Ngoài ra, hai phòng giao dịch Ninh Kiều và Thốt Nốt được thành lập vào tháng 5 và tháng 10 năm 2007, đến thời điểm năm 2008 đã hoạt động tốt và đi vào quỹ đạo, do đó đã góp phần đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng lên, trong đó phải kể đến hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong giai đoạn này, tỷ lệ gia tăng doanh thu của chi nhánh tăng lên đến 3 con số (tăng 240,2%)

Năm 2009, tuy doanh thu chỉ tăng 57,6%, tốc độ này tăng không cao bằng tốc độ tăng trưởng năm 2008, nhưng doanh thu lại tăng cao vượt trội, đạt đến 265.715 triệu đồng. Năm này, Chính phủ đưa ra chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng nó vẫn tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và làm cho doanh thu của ngân hàng tăng trưởng mạnh.

Đồng thời, theo nhận định của ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Cơng ty cổ phần Vàng VINA, sự tăng giá vàng thời điểm này được gọi là

hoạt động sôi nổi của sàn giao dịch vàng, nên càng làm doanh thu của ngân hàng càng tăng cao vượt trội.

Chi phí

Ngân hàng là tổ chức tín dụng trung gian, là nhịp cầu nối tín dụng giữa nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Do đó, bản thân ngân hàng khơng có vốn để cho vay, mà phải “đi vay để cho vay”. Vì vậy, chi phí chính là khoảng tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn về để cho vay.

Cụ thể, năm 2008, ngân hàng đã bỏ ra khoảng 155.207 triệu đồng chi phí để có nguồn vốn cho vay, tăng 286,8%, tỷ lệ tăng này rất cao so với năm trước. Nguyên nhân do Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, nhưng lại làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Và để không bị rủi ro về vấn đề thanh khoản, ngân hàng nâng cao lãi suất huy động nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài ra, để huy động tốt nhất ngân hàng đã đầu tư thêm vật chất, bao gồm mở thêm 2 phòng giao dịch An Thới và Xuân Khánh, đồng thời tuyển thêm nhân viên cho 2 địa điểm này. Vì vậy, chi phí ngân hàng phải bỏ ra trong thời gian này rất cao.

Năm 2009, chi phí cũng tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng không cao bằng năm 2008, chỉ tăng thêm 57,9%, và đạt đến mức chi phí là 245.002 triệu đồng. Tình hình tăng trưởng chi phí này, do thời gian này lạm phát được bình ổn, và trong quý IV-2008 đến hết năm 2009, chính sách tiền tệ đã được Ngân hàng Nhà nước nới lỏng. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm đều đặn mỗi tháng 1%, tính đến ngày 05/12/2008, lãi suất cơ bản ở mức 10%/năm. Do đó, chi phí dùng cho hoạt động huy động vốn giảm mạnh.

Lợi nhuận

Doanh thu cao ngất ngưỡng, nhưng nó chỉ là khoản thu vào, nên chỉ có thể khẳng định, tổ chức kinh tế đó đang tăng trưởng và mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, chứ chưa đủ cơ sở để kết luận tổ chức đó đang hoạt động hiệu quả. Nhưng lợi nhuận là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí, do đó lợi nhuận mới thật sự là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.

Lợi nhuận của ngân hàng tăng cao qua các năm, đây là một tính hiệu vui cho thấy ngân hàng đã hoạt động kinh doanh tốt và có sinh lời. Cụ thể, năm 2008, lợi nhuận đạt 13.383 triệu đồng, tăng 42% so với kỳ trước. Mặc dù lạm

phát xảy ra, nhưng nhờ sự nỗ lực của cả một tập thể trong ngân hàng, từ chính sách cho đến thực thi tốt nên hoạt động ngân hàng nhìn chung vẫn đạt được lợi nhuận khả quan. Ngoài ra, sự hoạt động hiệu quả của sàn giao dịch vàng đã góp phần nâng cao của doanh số kinh doanh và lợi nhuận cho ngân hàng trong giai đoạn khó khăn này.

Năm 2009, lợi nhuận đạt được là 20.713 triệu đồng, tăng 54,8%, năm nay tốc độ tăng lợi nhuận đạt khá cao. Do thị trường ổn định trở lại, lãi suất giảm xuống thấp, đồng thời có nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, nên nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trở lại. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự chuyển mình của các doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển trở lại và sơi động hơn. Do đó, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng khả quan hơn, giúp ngân hàng đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận tăng lên rõ rệt.

Nhìn chung, cả 3 chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong 3 năm qua đều tăng trưởng. Trong đó, doanh thu tăng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mơ và chất lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét lợi nhuận trên doanh thu, thì tỷ suất sinh lợi của lợi nhuận không cao, chỉ đạt gần đến 8% trên doanh thu. Do đó, ngân hang cần điều chỉnh hợp lý 3 chỉ tiêu trên để có được mức sinh lợi cao nhất.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007–2010

Nếu so sánh 6 tháng đầu năm từ năm 2007-2010, ta thấy doanh thu và chi phí đều có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên, xét về lợi nhuận trước thuế thì có sự tăng giảm khác nhau. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2008/2007 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu 18.422 98.067 177.143 184.229 79.645 432,3 79.076 80,6 7.086 4,0

Chi phí 14.306 86.542 162.660 171.150 72.236 504,9 76.118 88,0 8.490 5,2

Lợi nhuận 4.116 11.525 14.483 13.079 7.409 180,0 2.958 25,7 (1.404) (9,7)

(Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ)

Với bảng số liệu trên, ta có hình vẽ sau để minh họa cụ thể cho sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm từ năm 2007-2010

Lợi nhuận của ngân hàng Á Châu Cần Thơ đạt được trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2009, tăng trưởng đều theo chiều hướng đi lên. Mặc dù doanh thu có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, nhưng nhờ doanh thu có giá trị cao hơn chi phí, nên lợi nhuận trong giai đoạn này vẫn tăng trưởng cùng hướng với doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2010, doanh thu gần như bị chựng lại, chỉ tăng thêm 4%, trong khi đó chi phí lại tăng lên 5,2%. Với nguyên nhân từ thay đổi doanh thu và lợi nhuận như trên, đã làm cho lợi nhuận bị giảm xuống 9,7% so với cùng kỳ năm 2009, và chỉ đạt được 13.079 triệu đồng.

Do sự điều hành yếu kém của một số chủ sàn giao dịch, cùng với việc nhà đầu tư có thể mua một lượng vàng “ảo” gấp nhiều lần so với số tiền mà họ có,... nên đã tạo một cơn sốt vàng “ảo” và làm giá vàng tăng đột biến. Từ những bất cập từ sàn giao dịch vàng, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định, đến cuối tháng 3/2010, các sàn giao dịch này phải ngừng hoạt động. Do thực hiện theo chỉ thị trên, nên nguồn thu từ hoạt động đầu tư vàng bị xóa bỏ. Vì vậy, tính đến tháng

0 5.000 10.000 15.000 20.000 2007 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm Triệu đồng Lợi nhuận

Hình 2: LỢI NHUẬN ACB CẦN THƠ ĐẠT ĐƯỢC6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010

6/2010, doanh thu Á Châu Cần Thơ chỉ tăng thêm 4%. Ngồi ra, chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cũng khơng cịn, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng có phần giảm xuống rõ rệt, nên nguồn thu của ngân hàng không cịn tăng mạnh như trước nữa.

Cịn vấn đề chi phí tính đến tháng 6/2010, tăng lên 5,2%, do ngân hàng phải tốn một khoản chi phí để chuyển chi nhánh đến trụ sở mới, thành lập phòng giao dịch Tây Đô từ trụ sở chi nhánh cũ. Đồng thời, ngân hàng đã tuyển dụng thêm nhiều nhân sự nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, đã làm chi phí tính đến tháng 6/2010 tăng cao.

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007–2009 và 6 tháng đầu năm 2010, nhìn chung có chuyển biến tốt, các giá trị luôn đạt mốc tăng trưởng. Tuy nhiên, chi phí có tốc độ tăng cao hơn cả doanh thu, nên làm lợi nhuận tăng trưởng với tỷ lệ tương đối thấp, thấp nhất trong tốc độ tăng của doanh thu và chi phí, và đến tháng 6/2010 tốc độ tăng lợi nhuận còn bị giảm sút. Mặc dù, hoạt động kinh doanh đi đôi với mục tiêu lợi nhuận, cố gắng tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nhưng cũng cần xem xét tỷ lệ tăng chi phí hợp lý để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngcho vaytiêu dùng tại ngân hàng á châu chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)