3.5.2 .Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG QUA
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ngoài việc phân chia doanh số cho vay theo ngành kinh tế thì NH cịn phân chia theo thành phần kinh tế, một mặt để thấy rõ sự ảnh hƣởng của các thành phần kinh tế này đối với hoạt động kinh doanh của NH và sự phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể - hộ gia đình góp phần vào phát triển kinh tế của huyện nhà.
Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng Thành
phần kinh tế
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh chênh lệch
ST (%) ST (%) ST (%) 2009 / 2008 2010 / 2009 ST (%) ST (%) Cá nhân 283.843 98,90 334.905 97,81 277.265 98,24 51.062 17,99 -57.640 -17,20 DNTN 2.870 1,00 6.608 1,93 4.629 1,64 3.738 130,24 -1.979 -29,94 HTX 287 0,10 890 0,26 338 0,12 603 210,10 -552 - 62,02 Tổng 287.000 100 342.403 100 282.232 100 55.403 19,30 -60.171 -17,6
Qua bảng số liệu trên ta thấy cá nhân - hộ gia đình có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế qua 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lƣợt là 98.90%; 97.81%; 98.24%. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần kinh tế hộ sản xuất kinh doanh là những khách hàng truyền thống của NH và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có địa bàn và qui mơ hoạt động rộng lớn. Tiếp theo là doanh nghiệp tƣ nhân, HTX chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số cho vay của NH.Vì ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt cho nơng dân do đó doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất luôn tăng qua các năm. Cịn doanh nghiệp tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhƣng qui mô vừa và nhỏ nên lƣợng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Đối với cá nhân
Trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế. Qua 3 năm doanh số cho vay đổi với thành phần này tăng vào năm 2009 và giảm vào năm 2010, Cụ thể là: trong năm 2009 doanh số cho vay là 334,905 triệu đồng, tăng 51,062 triệu đồng với tốc độ tăng 17.99%, do nhiều bàn con nông dân đã chủ động gia tăng sản xuất, gia tăng đàn vật nuôi, cây trồng, mạnh dạn đầu tƣ thêm các giống cây trồng vật nuôi… nên cần có lƣợng vốn để đầu tƣ. Ngồi ra những năm trƣớc do có hạn chế về nguồn nhân lực nên đã hạn chế cho vay với các đối tƣợng này, vì các món vay có giá trị nhỏ, phân tán trên địa bàn rộng lớn làm cho công tác thẩm định, theo dõi vốn vay gặp nhiều khó khăn nhƣng hiện nay Ban lãnh đạo đã có chính sách hợp lý, lãnh đạo, quản lý tốt hơn, Chính vì vậy NH đã mở rộng cho vay với đối tƣợng này, làm cho doanh số cho vay tăng trong năm 2009. Nhƣng đến năm 2010 thì doanh số cho vay lại giảm 57,640 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 17.20%). Nguyên nhân của sự tăng trƣởng trên là do Ngân hàng Cầu Ngang đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản xuất kinh doanh, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Ngồi ra lãi suất cho vay tăng, và sự cạnh tranh giữa các NH cộng với thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra nên ngƣời dân phải mất thời gian
để khắc phục hậu quả vì vậy năm 2010 doanh số cho vay có giảm so với năm 2009.
Vì Cầu Ngang vẫn là địa bàn nơng thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ dƣới hình thức hộ cá thể nên đây có thể là đối tƣợng có tiềm năng rất lớn. Do đó Ngân hàng cần phải có những giải pháp tích cực nhằm tránh đánh mất thị phần với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Đối với DNTN, HTX
Đây là những thành phần kinh tế đƣợc chính quyền địa phƣơng khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trƣởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, Cầu Ngang vẫn là địa bàn nơng thơn nên hoạt động chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp đƣợc thành lập khơng nhiều và chƣa có nhiều kế hoạch cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển hoàn chỉnh nên các thành phần này chiếm tỷ trọng thấp hơn cá nhân - hộ gia đình. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của 3 thành phần này biến động tăng năm 2009 nhƣng lại giảm vào năm 2010 nhƣ đối với thành phần cá nhân. Cụ thể là:
+ DNTN năm 2009 là 6,608 triệu đồng tăng 3,738 triệu đồng tăng 130,24%. Đến năm 2010 thì doanh số này giảm 1,979 triệu đồng với tốc độ giảm 29,94% so với năm 2009.
+ HTX năm 2009 là 890 triệu đồng, tăng 603 triệu đồng tăng 210,10%, đến năm 2010 thì doanh số cho vay giảm 552 triệu đồng với tốc độ giảm 62.02% so với năm 2009
Nguyên nhân dẫn đến những sự tăng giảm mạnh qua 3 năm là do: sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế dần dần hồi phục và phát triển trở lại, nhiều DNTN, HTX làm ăn có hiệu quả hơn, từ đó họ mạnh dạn đầu tƣ mở rộng thì trƣờng, các chi nhánh, thâm nhập thị trƣờng mới…nên nhu cầu vốn trở nên rất cần thiết. Các DNTN, HTX trên địa bàn kinh doanh chủ yếu là: xăng dầu, lúa gạo, thuốc, thú y, thủy sản…Bên cạnh đó năm 2009, với sự xuất hiện của 2 DNTN về may mặc, nên nhu cầu vay vốn để mua máy móc, trang thiết
bị… của thành phần này tăng. Đến năm 2010, do sự thắt chặt tiền tệ của NHNN làm cho lãi suất cho vay tăng và việc kinh doanh chủ yếu là gối đầu cho ngƣời dân mà trong khi đó hộ sản xuất kinh doanh phải khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra nhƣ: mƣa nhiều ngập lúa, rồi bệnh ở heo, gà, vịt làm cho thu nhập giảm xuống, khơng dám mở rộng thêm quy mơ. Vì thế doanh số cho vay năm 2010 của Ngân hàng đối với các thành phần này giảm là điều khó tránh khỏi.
Để nhìn rõ hơn về sự biến động trên, ta quan sát hình sau :
Cá nhân DNTN HTX 2008 2009 2010 277,265 4,629 338 334,905 6,608 890 283,843 2,870 287 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 T ri ệu Đ ồ n g
Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2008, 2009, 2010
2008 2009 2010
Hình 10: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2008, 2009, 2010