CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.2.3. Phân tích dư nợ cho vay
Ta thấy dư nợ gồm có số tiền chưa thu được cũng như chưa đến hạn thu của
các năm trước và trong năm hiện hành, bên cạnh đó nó cịn là kết quả của doanh
số cho vay và doanh số thu nợ. Do đó nó có ý nghĩa rất lớn đến việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sau đây là bảng dư nợ của ngân hàng qua các
năm:
Bảng 6: Dư nợ cho vay của ACB Cà Mau từ năm 2009- 2011
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 625.244 345.168 560.327 (280.076) (44,8) 215.159 62,3 Ngắn hạn 605.958 302.242 527.505 (303.716) (50,1) 225.263 74,5 Trung và dài hạn 19.286 42.926 32.822 23.640 122,6 (10.104) (23,5)
(Nguồn: Phịng tín dụng ACB Cà Mau)
Ta thấy dư nợ của ngân hàng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn điều này cũng thật dễ hiểu vì các khoản cho vay của ngân hàng đa số là cho vay ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng lại diễn biến không theo chiều hướng nào như giảm
44,8% trong năm 2010 so với năm 2009 và tăng 62,3% trong năm 2011 so với năm 2010 mà nguyên nhân là do việc ngân hàng đẩy mạnh việc thu nợ trong năm 2010 dẫn đến dư nợ trong năm 2010 giảm theo, sang năm 2011 do các
khoản cho vay không thể thu hồi được trong năm dẫn đến dư nợ trong năm 2011
tăng cao. Còn dư nợ trung và dài hạn lại diễn biến theo chiều ngược lại dư nợ
ngắn hạn như tăng 122,6% trong năm 2010 và giảm 23,5% trong năm 2011 nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn trong năm 2010
nên dư nợ tăng, còn năm 2011 ngân hàng bắt đầu thu hồi các khoản nợ trung và
dài hạn nên phần dư nợ trung và dài hạn giảm trong năm 2011.