Cơ cấu nguồn vốn của ACB Cần Thơ từ năm 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng á châu tp cần thơ 2009 - 2011 (Trang 41 - 44)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

tổ chức kinh tế 199.167 125.233 49.015 -73.934 -37,12 -76.218 -60,86 Tiền gửi của

khách hàng 833.123 1.126.041 1.287.648 292.918 35,16 161.607 14,35 Phát hành giấy tờ có giá 46.932 83.838 134.486 36.906 78,64 50.648 60,41 Các nguồn vốn khác 20.450 11.160 13.090 -9.290 -45,43 1.930 17,29 Vốn tự có 11.287 10.622 21.089 -665 -5,89 10.467 98,54 Tổng nguồn vốn 1.110.959 1.356.894 1.505.328 245.935 22,14 148.434 10,94

(Nguồn: Phịng kế tốn ACB Cần Thơ)

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm có tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vốn tự có và cuối cùng là các nguồn vốn khác. Tùy thuộc vào cách chia cơ cấu nguồn vốn của người phân tích, nhưng dù thế nào đi nữa thì tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn khơng đổi.

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011 thì nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng và huy động qua phát hành giấy tờ có giá chiếm trên 94% tổng nguồn vốn của ngân hàng, có thể thấy đây là 2 nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng. Về tình hình cụ thể của các nguồn vốn qua 3 năm của ngân hàng như sau:

SVTH: HỒ ĐẮC THÀNH Trang 31

HÌNH 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA ACB CẦN THƠ TỪ NĂM 2009- 2011 Tiền gửi của khách hàng: đây là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất của Tiền gửi của khách hàng: đây là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất của

ngân hàng. Tuy nhiên ta thấy nguồn vốn này không ổn định qua các năm cụ thể là tăng đột ngột trong năm 2010 tới 292.918 triệu đồng tương đương 35,16% so với năm 2009 và lại tăng lên 161.607 triệu đồng trong năm 2011 so với năm 2010. Với chính sách ổn định giá vàng của Chính Phủ nên giá vàng trong nước ít biến động do đó mà nhiều người chuyển từ đầu tư vàng sang gửi tiền ở ngân hàng. Bên cạnh đó trước sự chạy đua lãi suất huy động vốn nên NHNN áp dụng chính sách trần lãi suất 14%/năm đã tạo sự công bằng trong việc huy động vốn của các ngân hàng nhưng với lợi thế là ngân hàng lớn, sự uy tín của mình cùng với nhiều hình thức huy động ngày càng phong phú và đa dạng như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang…đồng thời với mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và ngày càng mở rộng quan hệ với khách hàng mới nên ngân hàng đã huy động được nhiều vốn hơn từ tiền gửi của khách hàng trong năm 2011 so với năm 2010. Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn nhiều hạn chế nên chưa huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng.

Phát hành giấy tờ có giá: đây là nguồn vốn lớn thứ 2 trong cơ cấu nguồn

SVTH: HỒ ĐẮC THÀNH Trang 32 tăng cụ thể là năm 2010 tăng 36.906 triệu đồng so với năm 2009 còn năm 2011 tăng 50.648 triệu đồng so với năm 2010. Sở dĩ nguồn vốn này luôn luôn tăng là do nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng không đủ để đáp ứng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nên ngân hàng mới huy động thêm vốn qua hình thức này. Đây là lựa chọn đứng thứ 2 sau huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, bởi vì hình thức huy động vốn này mất nhiều thủ tục cũng như chi phí huy động vốn lại cao hơn hình thức huy động bằng tiền gửi của khách hàng.

Vốn tự có: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của

ngân hàng nhưng lại khá quan trọng đối với ngân hàng, vì đây là khoản mục cho thấy thực lực, qui mô của ngân hàng và là cơ sở để tạo niềm tin cũng như để thu hút các nguồn vốn khác. Nhìn chung khoản mục này có nhiều biến động như năm 2009 chỉ có 11.287 triệu đồng thì sang năm 2010 là 10.622 triệu đồng và năm 2011 là 21.089 triệu đồng. Ta thấy vốn tự có của ngân hàng năm 2010 là rất thấp mà nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn đáp ứng đủ cho quá trình hoạt động của mình nên hội sở phân bổ vốn tự có cho ngân hàng ít. Bên cạnh đó vốn tự có của hội sở cũng thấp chỉ có 7.814 tỷ đồng mà trong năm 2009 hội sở còn tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động như mở thêm 47 chi nhánh và phòng giao dịch phân bố đều ở các thành phố mà việc mở rộng cũng như đầu tư vào cơ sở vật chất thì đa số là dùng tới vốn tự có do đó mà vốn tự có cịn lại của hội sở thấp dẫn đến việc phân bổ cho các chi nhánh thấp. Cịn năm 2010 và 2011 do tình trạng nguồn vốn khang hiếm không đủ để đáp ứng cho nhu cầu cấp tín dụng cũng như tạo niềm tin cho khách hàng nên hội sở cho phép ngân hàng chi nhánh giữ lại một phần lợi nhuận của năm trước để tăng nguồn vốn tự có cũng như đáp ứng một phần nào đó cho nhu cầu tín dụng của ngân hàng.

Các nguồn vốn còn lại trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ và ít biến động qua các năm. Đáng chú ý là khoản tiền gửi của của tổ chức kinh tế như năm 2009 là 199.167 triệu đồng còn năm 2010 là 125.233 triệu đồng và năm 2011 là 49.015 triệu đồng như vậy ta thấy khoản tiền này luôn giảm điều này chứng tỏ sự khan hiếm nguồn vốn không chỉ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ mà là của cả hệ thống.

SVTH: HỒ ĐẮC THÀNH Trang 33

4.1.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng trong 3 năm 2009-2011

Tín dụng là hoạt động rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như nền kinh tế, bởi vì nó cung cấp vốn cho nền kinh tế qua đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó nó cũng đem đến 1 khoản lợi tức cho ngân hàng, giúp ngân hàng chi trả chi phí cũng như đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng là hoạt động mang nhiều rủi ro, vì vậy ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi cũng như quản lý các khoản tín dụng một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng á châu tp cần thơ 2009 - 2011 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)