Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện giồng riềng (Trang 53 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

4.2.1 Doanh số cho vay

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng ngày càng cao, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu

nợ, giảm nợ khó địi, nợ q hạn. Trong những năm gần đây, do những chính sách tín dụng của Nhà nước thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn cho thấy đồng vốn của Ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Trong giai đoạn 2009 – 2012, Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Giồng Riềng đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về doanh số cho vay. Dưới đây là những bảng thống kê doanh số cho vay của Ngân hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Giồng Riềng cho vay ngắn hạn nhằm mục đích cung cấp vốn lưu động cho người dân buôn bán, sản xuất, tái sản xuất, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật… Và cho vay trung – dài hạn để cơ giới hóa nơng nghiệp, người dân đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: máy cày, máy bơm, máy sấy,… hay phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên như sữa chữa nhà cửa, xây dựng cơng trình, tạo vốn cho các Doanh nghiệp để kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, lợi nhuận…

Tình hình cho vay theo thời hạn được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số Tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 131.342 61,5 231.448 72,1 260.173 68,8 100.106 76,2 28.725 12,4 Trung dài hạn 82.105 38,5 89.461 27,9 117.872 31,2 7.356 9,0 28.411 31,8 TỔNG 213.447 100 320.909 100 378.045 100 107.462 50,3 57.136 17,8

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

ĐVT: Triệu đồng 6T2011 6T2012 Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Ngắn hạn 159.874 68,1 194.552 67,0 34.678 21,7 Trung dài hạn 75.051 31,9 95.612 33,0 20.561 27,4 TỔNG 234.925 100 290.164 100 55.239 23,5

(Nguồn: Phịng tín dụng NHN0&PTNT Huyện Giồng Riềng)

Qua các bảng 5 và bảng 6 doanh số cho vay giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2012 ta thấy nhìn chung chỉ tiêu này đều có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng là 320.909 triệu đồng, tăng 107.462 triệu đồng tương ứng tăng 50,3% so với năm 2009 đó là một sự tăng trưởng đáng ghi nhận của ngân hàng. Chuyển sang 2011 chỉ tiêu này tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng là 17,8% so với 2010 và đạt doanh số 378.045 triệu đồng.

Còn đối với 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh số cho vay đạt 290.164 triệu đồng tăng 23,5% so với doanh số 234.925 triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2011.

Nguyên nhân tăng này là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trên địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi, vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, say sát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Đồng thời do nhu cầu cần vốn kinh doanh mua bán hàng hóa của các tiểu thương trên địa bàn huyện Giồng Riềng tăng thêm do huyện nhà thực hiện nhiều dự án xây dựng mới và mở rộng thêm chợ.

Trước hết, nhìn vào tỷ trọng doanh số cho vay thì ta thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng thường tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn với tỷ trọng chiếm hơn 2/3, trong khi đó các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số cho vay trong năm. Bởi vì những khoản cho vay trung và dài hạn là những khoản cho vay lớn và có thời gian dài nên thường chứa nhiều rủi ro hơn, khả năng luân chuyển vốn tín dụng lại thấp. Thêm vào đó, từ năm

2010 do Ngân hàng thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nơng nghiệp theo nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu tiên phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn nên các hộ dân đến vay vốn chủ yếu là hình thức vay ngắn hạn nhằm phục vụ cho chi phí sản xuất nơng nghiệp ngày càng nhiều hơn.

a) Doanh số cho vay ngắn hạn

Về doanh số cho vay ngắn hạn: trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thì các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 60% doanh số cho vay, lớn hơn nhiều so các khoản vay trung, dài hạn.

Từ các bảng thống kê trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Huyện Giồng Riềng tăng qua các năm và ngân hàng rất chú trọng cho vay vốn ngắn hạn, đặc biệt đối với các hộ nông dân vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp và lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 131.342 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61,5% so với tổng doanh số cho vay. Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 231.488 triệu đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2009 là 100.106 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,1% so với tổng doanh số cho vay, tỷ lệ tăng 76,2% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 260.173 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,8%, tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 28.725 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,4% so với năm 2010.

Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt hơn 194 tỷ đồng, chiếm 67% doanh số cho vay, tăng hơn 34 tỷ đồng tương ứng với 21,7% so với cùng kì năm trước.

Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong những năm qua là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho đồng vốn ngân hàng ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngồi ra cịn có sự cố gắng khơng ngừng của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh cơng tác thẩm định, công tác phát vay, giảm bớt các thủ tục khơng cần thiết. Bên cạnh đó Ngân hàng luôn chú trọng đến những khách hàng truyền thống, những nông dân vay vốn sản xuất lúa, thêm nữa còn tăng cường cho vay các hộ kinh doanh mua bán nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân tạm thời thiếu vốn mua bán, sản xuất kinh doanh nên đến

vay vốn Ngân hàng trong thời gian ngắn. Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Ngoài ra, cịn do khách hàng có xu hướng chuyển sang vay vốn ngắn hạn nhiều vì lãi suất thấp hơn so với vay vốn trung và dài hạn.

b) Doanh số cho vay trung - dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong doanh số cho vay theo thời hạn chỉ khoảng hơn 30% tổng doanh số cho vay vì lĩnh vực cho vay này chứa nhiều rủi ro: vốn vay lớn thời gian thu hồi vốn dài nên nguy cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này vẫn tăng qua từng năm. NHNo&PTNT Huyện Giồng Riềng cho vay vốn trung - dài hạn chủ yếu đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nơng nghiệp, lị sấy lúa, nhà máy xay xát gạo, xây dựng sửa chữa nhà ở, làm đường giao thông nông thôn, phục vụ đời sống,…

So với năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 82.105 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,5% trong doang số cho vay thì năm 2010 doanh số này chỉ đạt 89.461 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,9% và tăng 9,0%. Đến năm 2011 doanh số cho vay trung - dài hạn có sự tăng nhiều hơn cụ thể là đạt 117.872 triệu đồng tăng so với 2010 là 28.411 triệu đồng tương ứng 31,8% và chiếm tỷ trọng 31,2%. Riêng đối với 6 tháng 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 75.051 triệu đồng thì so với cùng kì năm 2012 doanh số lại tăng thêm 27,4% tương ứng mức tăng 20.561 triệu đồng.

Việc doanh số cho vay trung hạn tăng liên tục là do nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng các năm. Đồng thời theo chủ trương chỉ đạo của huyện nhà tích cực đầu tư về các xã xây dựng và phát triển nông thôn mới, đặc biệt là khoảng mà Ngân hàng cho vay hỗ trợ làm đường giao thông nơng thơn mới. Ngồi ra, các chính sách hỗ trợ cho vay dài hạn đối với hộ nông dân mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như mua máy sới, máy gặt đập liên hợp…

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2009 2010 2011 T6/2011 T6/2012 Năm S t iề n ( tr iệ u đ n g ) - Ngắn hạn - Trung - dài hạn Chú thích

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TỪ 2009 - 6/2012 TỪ 2009 - 6/2012

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành, lĩnh vực kinh tế

Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì kế đến là phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Khi phân tích số liệu theo ngành kinh tế giúp ta thấy được sự tác động của từng ngành đến doanh số cho vay của ngân hàng qua từng năm.

45

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2012

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T2011 6T2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông nghiệp 144.516 209.786 243.899 151.563 190.885 65.270 45,2 34.113 16,3 39.322 25,9 Công nghiệp, xây

dựng, tiểu thủ công nghiệp 32.089 52.244 63.326 39.041 47.716 20.155 62,8 11.082 21,2 8.675 22,2 Thương mại dịch vụ 31.362 50.061 58.215 36.778 45.524 18.699 59,6 8.154 16,3 8.746 23,8 Ngành nghề khác 5.480 8.818 12.605 7.543 6.039 3.338 60,9 3.787 42,9 (1.504) (19,9) Tổng 213.447 320.909 378.045 234.925 290.164 107.462 50,3 57.136 17,8 55.239 23,5

a) Nông nghiệp

Phần lớn khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân nên cho vay nông nghiệp luôn chiếm giá trị cao nhất trong tổng doanh số cho vay (chiếm hơn 60% tổng doanh số cho vay) và đều tăng liên tục trong giai đoạn 2009 đến 6/2012. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngành nông lâm nghiệp là 209.786 triệu đồng tăng 65.270 triệu đồng (tăng 45,2%) so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay ngành này đạt 243.899 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 34.113 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 16,3% so với năm 2010.

Còn đối với 6 tháng 2012 doanh số cho vay này đạt mức 190.885 triệu đồng tăng lên 25,9% tương đương với tăng thêm 39.322 triệu đồng so với cùng kì năm 2011.

Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng mạnh qua 3 năm 2009 – 2011 và 6 tháng 2012 là do trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng và làm hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào các ngành nghề kinh tế. Bên cạnh đó huyện Giồng Riềng 635 km2 trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 54.653 ha, đa phần người dân ở đây trồng lúa là chính vì vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nông nghiệp ngày càng tăng là điều tất yếu. Thêm vào đó với chi phí đầu tư mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy móc…) ngày càng tăng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nơng dân mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, chăn ni bị, heo, gà ngày càng tăng… đã làm tăng nhu cầu tín dụng ngắn hạn, và điều này làm cho doanh số cho vay nông nghiệp tại NHNo&PTNT Giồng Riềng ngày càng tăng.

b) Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp

Đối với các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ cơng nghiệp là những loại hình chủ yếu là những khoản cho vay trung hạn, nhìn chung tốc độ cho vay tăng nhanh qua từng năm. Như đã được nói và phân tích phần trên thì Giồng Riềng là huyện có tiềm năng về kinh tế, nhu cầu người dân ngày càng cao, khu vực giải tỏa nhiều nên việc vay vốn xây dựng, sửa chữa cao. Mặc khác với chủ trương cơng nghiệp hóa và đa dạng ngành nghề nên nhu cầu vốn của người dân để xây dựng sửa chữa ngày càng cao. Cụ thể là vào năm 2010 là 52.244 triệu đồng tăng 20.155 triệu đồng, tăng 62,8% so với năm 2009, cho đến năm 2011 thì

chỉ tiêu ở ngành này tiếp tục tăng thêm 11.082 triệu đồng tăng 21,2% so với năm 2010.

Đối với 6 tháng 2011, doanh số cho vay của ngành đạt được 39.041 triệu đồng, so với cùng kì thì năm 2012 chỉ tiêu này đạt 47.716 triệu đồng tăng 22,2% so với 6 tháng 2011.

Vốn vay của loại hình này ln tăng cao qua từng năm là do nhiều nguyên nhân đó là tình hình kinh tế ở huyện ln ổn định, ngồi ra huyện đang từng bước phát triển nhu cầu nhà ở, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các nghề tiểu thủ công nghiệp của người dân ngày càng nhiều. Trong khi đó giá cả nguyên vật liệu đang theo chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân khác là đa số người dân sống bằng nông nghiệp nên thu nhập tương đối thấp, mà người dân trong huyện có nhu cầu về nhà ở, hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh tế thì cao vì vậy cần nhiều vốn, nên doanh số cho vay về mặt này luôn tăng qua từng năm.

Ta thấy thời hạn trả nợ của loại hình cho vay trung hạn rất lâu nên khi Ngân hàng cần vốn thì khơng có và nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế Ngân hàng cho vay với tỷ trọng thấp. Nhưng nhìn chung tốc độ gia tăng năm sau vẫn cao hơn năm trước là do có một số khách hàng có uy tín ln được Ngân hàng quan tâm cho vay khi họ có nhu cầu. Với số tiền cho vay xây dựng, sửa chữa, tiểu thủ công nghiệp luôn tăng cao trong những năm gần đây đã giúp Ngân hàng đạt được phần nào chỉ tiêu đề ra.

c) Thương mại - dịch vụ

Doanh số cho vay đối với ngành này liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2009 doanh số cho vay ngành này đạt được 31.362 triệu đồng, sang năm 2010 doanh số cho vay tăng thêm 18.699 triệu đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 59,6% (doanh số cho vay năm 2010 là 50.061 triệu đồng). Đến năm 2011 doanh số cho vay ngành này là 58.215 triệu đồng tăng 8.154 triệu đồng tức tăng 16,3% so với năm 2010.

Còn đối với 6 tháng 2012 chỉ tiêu này đạt 45.524 triệu đồng tăng 23,8% tương ứng tăng 8.746 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.

Nguyên nhân do hiện nay ngành thương mại - dịch vụ đang trên đà phát triển, các công ty TNHH thương mại dịch vụ, doanh nghiệp tư nhân cũng bắt đầu phát triển nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu cho cuộc sống hiện đại vì vậy

vốn đầu tư vào các ngành này cũng tăng dần qua các năm. Cho vay khách hàng thuộc ngành này thường có vòng quay vốn nhanh ngân hàng dễ thu hồi vốn tốt và liên tục. Vì thế, ngân hàng ln chú trọng nâng cao cho vay đối với ngành này.

d) Ngành khác

Ngồi cho vay ngành nơng lâm nghiệp thủy sản, thương mại – dịch vụ, NHNo&PTNT Huyện Giồng Riềng còn cho vay nhiều ngành kinh tế khác như: cho vay phục vụ đời sống, mua xe trả góp, … Doanh số cho vay các ngành này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng tăng qua hàng năm. Ngày nay nhu cầu đời sống của người dân đã bắt đầu tăng cao, họ đã

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện giồng riềng (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)