CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.2.1 Giải pháp nâng cao vốn huy động
- Việc huy động vốn có vai trị trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hiện nay nguồn vốn huy động tại địa phương còn rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay, do đó chi phí cho việc sử dụng vốn vay rất cao. Vì vậy việc tăng trưởng nguồn vốn huy động là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Ngân hàng.
- Vốn huy động đạt được có liên quan đến uy tín, phong cách phục vụ cùng với lãi suất tiền gửi của ngân hàng. Vốn huy động là một bộ phận quan trọng cấu thành nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nhưng qua phân tích ta thấy cơng tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt chỉ tiêu, bình quân qua các năm chỉ đạt khoảng 30% tổng nguồn vốn. Ngân hàng cần phải xem lại công tác huy động vốn của mình để trong những năm tới chỉ tiêu này được tăng lên đáng kể.
- Ngồi ra phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, bởi vì trong thời gian hiện nay với sự biến động của thị trường và tình hình lạm phát xảy ra thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận được rất thấp, nên ngân hàng cần phải quan tâm
hơn nữa để đơi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, mức lãi suất Ngân hàng đưa ra phải theo qui định của Ngân hàng Nhà nước để tránh chạy theo lợi nhuận mà làm sai qui định gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của Ngân hàng.
- Trong thực tế nguồn vốn trong dân cư còn rất nhiều nhưng trong những năm gần đây do giá vàng và đô la tăng rất mạnh nên mọi người không còn tha thiết gửi tiền vào Ngân hàng mà đầu tư mua vàng hoặc đơ la. Từ đó Ngân hàng cần phải có các biện pháp thích hợp để quảng cáo, tun truyền lợi ích của các hình thức huy động tới mọi người dân để thu hút tiền gửi của họ đồng thời tăng cường các dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho các thành phần kinh tế và dân cư để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn (huy động với nhiều kỳ hạn linh hoạt) nhằm phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân. Ngồi các hình thức huy động đã có, phát hành các loại huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước.
- Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp lễ, tết...đặc biệt cho những tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài.
5.2.2 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng
- Mở rộng và đa dạng hóa các các hình thức cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời cho người có nhu cầu vay vốn và có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả. Tiến hành cho vay rộng rãi đối với mọi thành phần kinh tế với số tiền cho vay phù hợp với tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Mở rộng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng Nhà nước, thường xuyên thông báo cho khách hàng điều chỉnh lãi suất đối với các hợp đồng tín dụng cho vay theo cơ chế lãi suất thả nổi. Kết hợp chính sách cấp tín dụng ngắn hạn để giúp ngân hàng dễ thu hồi nợ nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nhằm sử dụng tối đa nguồn vốn.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo về hình ảnh của Ngân hàng để xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho Ngân hàng, tạo sự khác biệt với đối thủ khác, thu hút quan tâm và hiểu biết của khách hàng đối với Ngân hàng.
- Tập trung phát triển và cho vay các lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa phương như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản. Đây là hai thế mạnh đặc trưng của địa phương, đồng thời chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng sản lượng của huyện. Bởi vậy, Chi nhánh cần khảo sát lại địa bàn hoạt động và chọn lọc những hộ sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả, …tìm kiếm các dự án hiệu quả để triển khai cho vay, từ đó từng bước nhân rộng triển khai tài trợ cho phù hợp.
5.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
- Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng. Đây là một công việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thơng tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách hàng…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng có uy tín.
- Ngân hàng phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ nhằm nâng cao trình độ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của những người làm cơng tác tín dụng.
- Giám sát chặt chẽ các khoản vay nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng như trong hợp đồng tín dụng lập tức tạm ngưng giải ngân và có biện pháp thu hồi vốn trước hạn.
- Theo dõi sát các khoản vay, không nên cho vay ồ ạt vào một số ngành nghề hay lĩnh vực dẫn đến tình trạng mất kiểm sốt, đơn đốc, nhắc nhở người vay trả lãi và gốc đúng hạn.
- Tập trung xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn, kết hợp cùng các cấp chính quyền địa phương xử lý và khởi kiện đối với những khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nợ cho Ngân hàng.