CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CH
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng hiện có 28 Cán bộ - Cơng nhân viên, trong đó bao gồm:
Ban Giám Đốc: 03 người Phịng Kinh Doanh (Tín dụng) : 13 người
Phịng Kế tốn - Ngân quỹ : 10 người Phịng Hành chính - Bảo vệ : 02 người
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
Ban giám đốc
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ và công nhân viên Ngân hàng.
Tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình cơng văn, đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương cho cán bộ cơng nhân viên của mình.
GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆ PHỊNG KẾ TỐN NGÂN QUỸ
Phịng Kinh doanh (Tín dụng)
Phịng tín dụng gồm 13 nguời: một trưởng phịng, một phó phịng và cịn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng như sau:
* Chức năng phân phối lại tài nguyên:
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng cách là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng.
* Chức năng thúc đẩy lưu thơng hàng hóa và phát triển sản xuất:
Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh tốn góp phần thúc đẩy lưu thơng hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
* Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn:
+ Cung cấp vốn: Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V khóa VII đã đề ra dịnh hướng cơ bản về mục tiêu, phương hướng, chính sách và các biện pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội nơng thơn, trong đó xác định những yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng trên địa bàn nông nhiệp nông thơn, nhất là trong văn kiện đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX. Ngoài ra từng thời kỳ Ngân hàng đã có nhiều văn bản hướng dẫn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Những văn bản này đã tạo ra môi trường pháp lý để mở rộng cho vay các đối tượng, các tổ chức, các thành phần kinh tế nông thôn, nhất là hộ sản xuất nông ngiệp.
+ Hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn: Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn đã làm cho thị trường tài chính nơng thơn trì trệ, tạo mơi trường cho vay nặng lãi sinh sôi nẫy nở. Với lãi suất này, hộ sản xuất nơng nghiệp điển hình là sản xuất lúa tỷ suất lợi nhuận thấp khơng có khả năng thanh tốn dẫn đến kéo dài thời gian trả nợ, rủi ro cao do đó rất dễ dẫn đến người sản xuất trắng tay.
Trong những năm gần đây cùng với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khối lượng tín dụng cho kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng cơ chế thị trường q trình hoạt động nó đã góp phần làm giảm bớt tình trạng cho vay
nặng lãi ở nông thôn. Từ đó tạo cơ hội làm ăn tốt hơn cho hộ sản xuất nơng nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn.
* Đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng :
Hiện nay, trình độ canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nơng nghiệp ở nước ta cịn thấp. Đây là nguyên nhân quan trọng của tình trạng kém phát triển của nông thôn. Đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai ao hồ…, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, còn với hình thức chun mơn hóa, sản xuất ra các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Đồng thời giúp người nông dân tạo ra một cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai dịch hại, đưa sản xuất nơng nghiệp thốt khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tương lai, để nông nghiệp phát triển ổn định việc sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý vấn đề cơ bản là phải có khoa học kỹ thuật và vốn tín dụng đóng vai trị rất lớn trong việc giải quyết vấn đề này.
* Khuyến khích nơng dân làm ăn có hiệu quả:
Từ khi Đảng, Nhà nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sang kinh tế hộ gia đình nhất là hộ sản xuất nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế, các hộ gia đình phải tự chủ về sản xuất và kết quả kinh doanh của mình. Chính vì những điều đó đa phần nơng dân đã tự ý thức được Nhà nước khơng cịn bao cấp nên việc sử dụng vật tư, tiền vốn, đặc biệt là vốn vay Ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn, vay trả sịng phẳng hơn, từng bước đã thích nghi dần với cơ chế. Mặt khác, với việc áp dụng lãi suất thị trường thì hộ sản xuất phải suy nghĩ cách làm ăn để sau một chu kỳ sản xuất, họ phải có thu nhập sao cho lợi nhuận vừa trả được nợ cho Ngân hàng đồng thời cịn dư ra để cải thiện đời sống. Thành tích đó đã được khẳng định trong những năm qua, nơng nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã có những bước tiến vượt bậc.
* Xóa đói giảm nghèo, đưa nơng thơn ngày càng giàu đẹp:
Trong những năm gần đây đối với cộng đồng người nghèo được Đảng và nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều chính sách hổ trợ người nghèo. Vốn đầu tư của Ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân khai hoang, tăng vụ, làm các
cơng trình tưới tiêu, tạo điều kiện cho nơng dân có thu nhập cao hơn, là tiền đề cho sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp vào quỹ phúc lợi địa phương xây dựng cơ sở vật chất đưa nông thôn ngày thêm đổi mới.
Phịng Kế tốn - Ngân quỹ
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phịng tín dụng) và báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm.
Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ.
Phối hợp chặt chẽ với Phịng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để phịng tín dụng đơn đốc thu hồi.
Thực hiện cơng tác kiểm tốn, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
Phịng Hành chính – Bảo vệ
Thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định. Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt.
Hành chính bảo vệ, tạp vụ.