4.4.3 .Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN
4.5.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài
4.5.2.1. Môi trường tự nhiên:
Nói chung mơi trường tự nhiên khơng tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trị của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Cần Thơ là một thành phố nằm trên hữu ngạn của sông Hậu, giáp với nhiều tỉnh thành. Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Ngồi ra có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch khá chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Sông Hậu là con sơng chính, chảy ở phía đơng của thành phố, qua toàn bộ năm quận nội
thành. Ngồi ra cịn có sơng Thốt Nốt chảy trong địa phận huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt, sơng Ơ Mơn chảy trong địa phận huyện Thới Lai và quận Ơ Mơn.
Môi trường tự nhiên của Cần Thơ thuận lợi cho các ngành nông_ngư nghiệp phát triển. Từ đó, thu hút các doanh nghiệp chế biến thủy sản, và xuất khẩu, làm đa dạng thành phần kinh tế. Giúp ngân hàng tăng hoạt động tín dụng.
Cơ sở hạ tầng:
- Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh: Quốc lộ 91 và Nguyễn Văn Linh (91B) từ Cần Thơ đi An Giang. Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang; Quốc lộ 1A đi các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán đi lại giữa các tỉnh, thành.
- Đường nội tỉnh: Đường 3/2, Đường 30/4, Nguyễn Văn Cừ, Đại Lộ Hịa Bình, 91 và 91B... là những tuyến đường huyết mạch của thành phố.
- Cầu Cần Thơ hồn thành việc giao thơng giữa trên tuyến quốc lộc 1A giữa hai bờ Sông Hậu được thuận tiện hơn.
- Cần Thơ có 3 bến cảng (Cảng Cần Thơ:, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui) và 2 khu cơng nghiệp Trà Nóc lớn.
- Ngồi ra cịn có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL. Đến 1/1/2011, Cần Thơ khánh thành Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn.
Tóm lại: Từ những vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng ngày càng được
nâng cấp, giao thông thuận lợi, từng bước đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ lớn nhất ĐBSCL, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngồi nước, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển các doanh nghiệp mở rộng quy mơ hoạt động, ngồi ra, thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu gửi tiền ngày càng tăng. Từ những vấn đề đó đã thúc đẩy hoạt động tín dụng trên địa bàn ngày càng tốt, mang lại lợi ích cho ngân hàng.
4.5.2.2. Yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội
Là một tế bào trong nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp cũng chịu sự thay đổi tốt hay xấu của môi trường kinh tế. Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản
tín dụng có chất lượng cao. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng.
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. Trong bối cảnh khơng thuận lợi đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của chính phủ bằng việc hổ trợ 4% lãi suất vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng hóa xuất khẩu,... điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vay vốn, người lao động có thu nhập ổn định, Ngân hàng có nguồn thu nhập ổn định. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời của Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng. Cuối năm tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%. GDP năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự hồi
phục chậm chạp của kinh tế thế giới, vẫn có được những chỉ số kinh tế vĩ mô khả quan: GDP cả nước đạt 6,78%, trong đó, khu vực nông_ lâm_thủy sản tăng 2,78%; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, dịch vụ tăng 7,52%.
Song , sang năm 2011 tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức
tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Trong nước, một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm cũng làm phát sinh những hệ quả tiêu cực. Lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá; giá vàng trên thị trường biến động bất thường. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn. Trước tình hình đó chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 24/2/2011 về kiềm chế lạm phát, những giải pháp chỉ đạo chính, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Thực hiện biện pháp thắt chặt tiền tệ, ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, hổ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...Kết quả GDP năm 2011 đạt 5,89%.
Thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của chính phủ, NHNN đã ban
hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam. Theo đó, Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức khơng vượt q 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ. Việc ấn định mức lãi suất huy đồng nhằm tránh trường hợp các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất đầu vào, làm lãi suất đầu ra tăng cao các doanh nghiệp khó vay vốn, lạm phát sẽ tăng theo.
Đầu năm 2012 NHNN ban hành Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT- NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo đó lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 6%/năm sửa lại là 5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối
với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên theo thơng tư số30/2011/TT-NHNN là 14% xuống cịn 13%/năm theo thơng tư05/2012/TT-NHNN ; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên tử 14,5%/năm sửa lại là 13,5%/năm.
Tóm lại, Sự điều chỉnh chính sách từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm
chế lạm phát (năm 2008), sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009), thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng (năm 2010) hay biện pháp kiềm chế lạm phát (năm 2011) cùng với việc chống lại các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị xã hội, đe dọa chủ quyền quốc gia và thiên tai, dịch bệnh trong nước đều nhằm ứng phó với những biến động của kinh tế đảm bảo sản xuất kinh doanh được duy trì và tiếp tục phát triển; Chính trị xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ vững; cơng tác đối ngoại đạt kết quả tích cực.
Sự ổn định của mơi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng trung_dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu mơi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm xuống.
Tình hình kinh tế Thành phố Cần Thơ: Năm 2011 thực hiện Nghị quyết
11 của Chính phủ, Cần Thơ đã đạt những kết quả quan trọng trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế thành phố giữ tốc độ tăng trưởng, nhiều lĩnh vực đều có sự chuyển biến khá tích cực.
- Cần Thơ đạt mức tăng trưởng kinh tế là 14,64%,. Trong đó, nơng nghiệp thủy sản tăng 4,72%, cơng nghiệp – xây dựng tăng 15,58%, dịch vụ tăng 15,9%. - Năm 2011, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 1,31 tỷ USD, vượt 24,9% kế hoạch, và tăng 16,8% so với năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 484,76 triệu USD, đạt 72,4% kế hoạch, tăng 2,5%.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn được 32.351,5 tỉ đồng, vượt 1,1% kế hoạch và tăng 22,3% so với năm 2010.
- Thu nhập bình quân đầu người của thành phố theo giá hiện hành là 48,9 triệu đồng.Tỷ trọng nông nghiệp-thủy sản của thành phố chiếm 11,55%, công nghiệp- xây dựng chiếm 43,33%, dịch vụ chiếm 45,12%.
Tóm lại, tình hình kinh tế của Cần Thơ cũng có những bước phát triển, tạo
điều kiện cho lĩnh vực ngân hàng hoạt động. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh cũng sẽ trở nên quyết liệt hơn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược phát triển riêng để có thể đứng vững và phát triển.
4.5.2.3. Môi trường quốc tế:
Trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế.
Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+, tạo ra những cơ hội to lớn cho thu hút đầu tư và phát triển xuất khẩu, nâng cao công nghệ và trình độ quản lý nhưng cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng chính sách trước những diễn biến phức tạp của thị trường đối với các NHTM.
Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức năm 2011 đều lớn hơn so với dự báo: Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ cơng ở nhiều nước; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia... tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta. Một số doanh nghiệp khơng có chiến lược phát triển thích hợp có thể bị đào thải, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
4.5.2.4. Đối thủ cạnh tranh
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Những đối thủ đó là các NHTM nhà nước,
NHTM cổ phần, các công ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô của các tổ chức. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều Ngân hàng, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Đa phần các Ngân hàng có lợi thế hơn về vốn, thị trường, thời gian hoạt động, đối tác.
Các ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank)
Là ngân hàng lớn, hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, được sự quan tâm, hổ trợ của NHNN nên tài chính khá ổn định, uy tín cao. Đội ngũ khách hàng khá đơng đảo.
- Mạng lưới hoạt động gồm 11 chi nhánh và 8 PGD hoạt động rộng khắp các quận/huyện trên địa bàn TPCT.
- Sản phẩm huy động vốn: Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ của các thành phần kinh tế với nhiều hình thức đa dạng, kỳ hạn thích hợp, lãi suất hấp dẫn. Bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và khơng kì hạn. Một số sản phẩm khác như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; Huy động vốn qua phát hành thẻ ATM; Các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác.
- Sản phẩm tín dụng gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế với nhiều hình thức như cho vay vốn sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, phục vụ đời sống, cho vay trả góp…Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu sổ tiết kiệm; Nhận cho vay uỷ thác theo uỷ nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước; Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
- Các dịch vụ : Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân; Chuyển tiền điện tử; Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh nhất trên toàn thế giới Western Union; Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng; Các sản phẩm thanh toán quốc tế khác
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ( BIDV)
- Mạng lưới: Hiện tại gồm có 1 chi nhánh tại Phường Tân An và 3 PGD ( Trà Nóc, Ninh Kiều và Thốt Nốt).
- Sản phẩm dịch vụ:
+ Sản phẩm tiền gửi nội tệ và ngoại tệ có nhiều loại kì hạn để lựa chọn. Một số sản phẩm khác như: Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn.
+ Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ. + Dịch vụ: BIDV@securities, ngân hàng lưu ký giám sát hay các dịch vụ ủy