GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại tín chi nhánh cần thơ (Trang 97 - 101)

4.4.3 .Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠ

NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn

Đẩy mạnh hình thức huy động vốn khơng kỳ hạn và tiền gửi của các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn lớn chưa được chú ý lắm trong những năm qua, bằng việc áp dụng lãi suất hấp dẫn, chính sách ưu đãi chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Ngoài ra để nâng cao nguồn vốn huy động, Ngân hàng có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

 Chi nhánh cần có một chính sách lãi suất linh hoạt, ngang bằng với lãi suất của các ngân hàng khác trên địa bàn cụ thể như: nâng lãi suất huy động theo các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng lên 13%/tháng để đảm bảo cạnh tranh thu hút tiền gửi của dân cư đảm bảo nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên mức lãi suất ngân hàng đưa ra phải nằm trong khung qui định của Nhà nước, có lợi cho hoạt động kinh doanh. Lãi suất tiền gửi phải được tính tốn một cách hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả hai bên : người gửi tiền và ngân hàng.

 Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng việc trả lương qua thẻ ATM bằng cách: miễn phí dịch vụ phát hành thẻ, không cần tiền dằn chân...

 Đa dạng hố hình thức huy động: Bên cạnh những hình thức huy động truyền thống, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như:

- Áp dụng mơ hình huy động đa dạng, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi hay áp dụng phương thức gửi góp nhiều lần lấy một lần, lãi tính theo số tiền gửi.

- Phát triển các loại sản phẩm tiền gửi theo đối tượng gửi tiền dựa trên phân loại về thu nhập, độ tuổi, giới tính...chẳng hạn như vào dịp kỷ niệm ngày của phụ nữ như 20/10 hoặc ngày 8/3 đưa ra những sản phẩm kết hợp với việc tặng quà khuyến mãi, dự thưởng...dành riêng cho phụ nữ với những tiện ích hấp dẫn. - Về dịch vụ thanh toán: mở rộng dịch vụ thanh toán cho các khoản thường xuyên định kỳ như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet cho các khách hàng không bị hạn chế bởi nhà cung cấp các dịch vụ thường xuyên, giảm phí cho các khách hàng dăng ký thanh toán nhiều dịch vụ cùng lúc,…

Tăng cường hoạt động marketing: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu

hút tiền gửi,…để đông đảo người dân biết về các dịch vụ. Không ngừng quảng bá thương hiệu và tăng uy tín cho ngân hàng bằng cách tài trợ cho các hoạt động thể thao trong Huyện, các chương trình của Hội nơng dân, Hội Phụ nữ.

 Cần quan tâm nhiều hơn đối với công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay

nghề cho cán bộ thông qua liên kết với các cơ sở đào tạo như trường Đại học, các tổ chức có uy tín trong và ngồi nước để bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên. Đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến ngân hàng.

5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Đối với công tác cho vay:

Hiện nay trong cơ cấu cho vay thì cho vay trung_dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế thì tập trung chủ yếu vào kinh tế cá thể, giảm cho vay đối với khách hàng là cơng ty TNHH. Vì thế trong tương lai Ngân hàng nên cho vay nhiều hơn vào các lĩnh vực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân, đồng thời giảm bớt chi phí và rủi ro cho hoạt động Ngân hàng.

Vì vậy, để tăng doanh số cho vay ở tất cả các lĩnh vực đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện theo các giải pháp sau:

 Cải tiến quy trình cho vay, rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đến nộp đơn xin vay đến lúc được giải ngân càng ngắn càng tốt, đi kèm với những thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ sẽ có tác động rất lớn trong tâm lý khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

 Mở rộng đối tượng cho vay không nên tập trung cho vay vào một số đối tượng chính, lựa chọ kỹ khách hàng để tránh gây tổn thất sau này.

 Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. Ưu đãi về lãi suất cho vay, sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn. Chẳng hạn đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, luân chuyển vốn liên tục, hồn trả nợ vay đúng hạn khi có nhu cầu vốn thì nên áp dụng mức lãi suất mền hay thấp hơn mức lãi suất thông thường. Đây cũng là biện pháp góp phần làm cho ngân hàng giữ được khách hàng hiện tại.

 Đa dạng hình thức tín dụng: Ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ bảo lãnh,

thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ,chiết khấu giấy tờ có giá, mở rộng dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp thiết lập một dự án, hồ sơ vay vốn, tư vấn về mặt kế toán, hệ thống sổ sách của doanh nghiệp một cách minh bạch, chính xác và đầy đủ. Điều này không những giúp cho chi nhánh cạnh tranh được với các ngân hàng khác mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo uy tín vững chắc cho ngân hàng, tăng được nguồn thu cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

 Đối với cơng tác thu nợ:

Để công tác thu nợ đối với công ty TNHH đạt kết quả tốt và duy trì kết quả tốt của các thành phần khác trong những năm tiếp theo, cần thực hiện các giải pháp sau:

 Đối với từng nhóm khách hàng cần lập tổ cho vay, phân tổ trưởng để tiến hành giám sát, phân cơng theo dõi q trình sử dụng vốn, theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

 Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó địi tùy tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

 Ngân hàng phải tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó địi, nợ tồn đọng kéo dài.

 Đối với nợ xấu:

Vấn đề nợ xấu hiện nay đang là điểm nóng đối với các ngân hàng. Tuy số nợ xấu của chi nhánh Đại Tín_Cần Thơ ở tỷ lệ rất thấp, nhưng có câu “phịng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy để hạn chế gia tăng, giảm nợ xấu, Ngân hàng cần:

 Tăng cường công tác thẩm định: Là công tác quan trọng của cán bộ tín dụng, giữ vị trí quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phịng ngừa rủi ro. Hồ sơ cho vay trước khi trình lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem

xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý, điều hành của đơn vị vay vốn, khả năng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án,…Do vậy, nếu chỉ giao một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Vì thế Ngân hàng nên thành lập thêm cho phịng tín dụng riêng.

 Phân tích, đánh giá chính xác thơng tin về khách hàng: Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thơng tin về khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Do đó để hoạt động đầu tư của Ngân hàng có hiệu quả, cần phân tích, đánh giá khách hàng ở những nội dung sau :

- Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng.

- Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Có thể đánh giá trên một số khía cạnh như : năng lực, trình độ chun mơn, uy tín,…và khả năng hoạch định các chính sách trong kinh doanh của nhà lãnh đạo.

- Đánh giá năng lực tài chính nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Đánh giá cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp.

- Phân tích chất lượng và phân loại các khoản vay để đưa ra kế hoạch kiểm tra, dự phòng rủi ro và xử lý kịp thời nợ có vấn đề (nợ xấu).

 Kiểm tra định kỳ sau khi giải ngân: kiểm tra trên các mặt như: tình hình sử dụng vốn vay có đạt hiệu quả hay khơng, có đúng mục đích theo các cam kết trong hợp đồng về sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng bảo đảm tiền vay… để có thể phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn của nợ xấu. Việc này phải được tiến hành định kỳ và đột suất đối với tất cả các khoản vay.

 Kiểm tra đột xuất: được thực hiện cùng với bước kiểm tra định kỳ khi Ngân hàng phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại tín chi nhánh cần thơ (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)