CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở
2.1.1.1 Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vị trí pháp lý là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và là ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương. Do đó, Ngân hàng Nhà nước khi tham gia vào thị trường mở cũng sẽ
thể hiện hai chức năng này:
¾ Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước sử dụng NVTTM là một công cụ để điều
hành chính sách tiền tệ. Trong quan hệ này, Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, sẽ là chủ thể mang quyền lực
nhà nước, biểu hiện cụ thể như sau:
• Ngân hàng Nhà nước lập kế hoạch và xây dựng Đề án triển khai
NVTTM. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam và nhằm nâng cao hiệu quả
điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã lập kế hoạch và triển khai xây
dựng Đề án NVTTM, với một sự chuẩn bị chu toàn cho sự ra đời thành cơng của
NVTTM.
• Ngân hàng Nhà nước xây dựng pháp luật làm khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành của thị trường mở. Công cụ NVTTM muốn vận hành địi hỏi phải có một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
khá đầy đủ từ những văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động của NVTTM, đến
những văn bản pháp lý khác giúp cho sự vận hành thành cơng của cơng cụ này. • Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện NVTTM, cụ thể4:
9 Kết nạp và cấp mã số cho các thành viên đủ điều kiện tham gia vào NVTTM.
Trang 23
9 Ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Quy chế quy định tất cả các vấn đề liên quan trong sự vận hành của NVTTM từ chủ thể tham gia,
hàng hoá giao dịch, phương thức giao dịch, quy trình giao dịch và các vấn đề có liên quan.
9 Tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở.
9 Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật NVTTM.
¾ Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vị trí, chức năng là Ngân hàng Trung ương, thông qua NVTTM để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD, sẽ không mang quyền lực nhà nước khi tham gia thị trường này. Biểu hiện cụ thể là thông qua NVTTM, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán GTCG với các TCTD bằng hợp đồng mua, bán GTCG. Hợp đồng biểu hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia theo kiểu “thuận mua, vừa bán”.
Ngân hàng Nhà nước tham gia vào thị trường mở khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận mà thiết lập và sử dụng công cụ này để điều hành CSTTQG. Thông qua việc mua, bán GTCG trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước có thể điều tiết theo
hướng tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu thơng để thực hiện chính sách tiền tệ.