CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở
2.1.1.2 Các tổ chức tín dụng
TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng5. Đây là đối tác duy nhất của Ngân hàng Nhà nước trong giao dịch thị trường mở. Điều này xuất phát từ những lý do sau đây:
• Thứ nhất, xét về bản thân các TCTD: Đây là trung gian tài chính với hoạt
động chính, thường xuyên, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ. Các TCTD sẽ tìm mọi
cách để huy động sao cho nhiều nhất lượng tài chính nhàn rỗi của nền kinh tế và sử dụng lượng tài chính huy động được cấp tín dụng sao cho nhiều nhất nhằm tối đa
hoá lợi nhuận. Đây được xem là xứ mệnh tồn tại của các TCTD. Chính điều này
làm cho các TCTD luôn nắm giữ trong tay một khối lượng tài chính khổng lồ và có khả năng tác động đến tốc độ luân chuyển, khối lượng tiền tệ luân chuyển trong nền
Trang 24
kinh tế, từ đó tác động đến giá trị đồng nội tệ trong từng thời kỳ. Như vậy, thông
qua hoạt động của mình, các TCTD có thể tác động đến giá trị đồng tiền – đây là
mục tiêu trong thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Vì thế mà Ngân hàng Nhà nước chọn TCTD là đối tác trong giao dịch thị trường mở.
• Thứ hai, có thể thấy rằng, bên cạnh TCTD thì cũng cịn những tổ chức tài chính khác như các cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn... cũng có hoạt động
tương tự như kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của các tổ chức này. Vì thế nên khả năng tác động đến khối lượng
tiền trong lưu thơng qua đó tác động đến giá trị đồng tiền là rất nhỏ. Thế nhưng đây vẫn được xem là một sự hỗ trợ thêm bên cạnh các TCTD, vậy tại sao Ngân hàng
Nhà nước lại không chọn các tổ chức này là đối tác. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước đứng trên lập trường của chủ thể quản lý sẽ không chọn một đối tác khi mà kết quả đạt được có thể tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, đối với các tổ chức này thì định mức tín nhiệm là chưa cao. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng không quản lý các tổ chức này nên khơng có gì là chắc chắn cho sự thành công nếu chọn các tổ chức này làm
đối tác. Đồng thời, trong tình hình hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh
giao dịch với các TCTD cũng đảm bảo được hiệu quả của NVTTM trong điều hành chính sách tiền tệ.
Trong Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quy định “Thành viên
tham gia NVTTM là các TCTD thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín
dụng có đủ các điều kiện pháp luật quy định”. Và theo Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, các loại hình TCTD bao gồm: ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.
Tuy nhiên, khơng phải tất cả các loại hình TCTD trên đều đương nhiên trở thành thành viên NVTTM mà phải thoả mãn những điều kiện nhất định do Ngân hàng
Nhà nước đưa ra. Điều này là cần thiết, góp phần đem lại sự thành công cho sự vận hành của NVTTM. Cụ thể các điều kiện như sau:
Thứ nhất, TCTD phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sàn giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố). Tài khoản tiền gửi là khoản tiền bắt buộc mà TCTD có thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi từ khách hàng phải gửi vào Ngân hàng Nhà nước. Khoản tiền này phải luôn
Trang 25
hàng Nhà nước quy định6. Đây là điều kiện cần cho hoạt động của NVTTM. Điều
này được lý giải như sau: Giao dịch thị trường mở được tiến hành một cách tự động thơng qua chương trình vi tính nội mạng của Ngân hàng Nhà nước. Các chủ thể giao dịch khơng trực tiếp gặp nhau, vì thế mà điều kiện trên là cần thiết giúp cho q trình thanh tốn tiền trong giao dịch giữa các chủ thể được tiến hành. Khi thanh toán trong giao dịch thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển tiền thanh toán vào tài khoản tiền gửi của TCTD trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua GTCG. Và ngược lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền từ tài khoản của TCTD và chuyển vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, với quy định TCTD phải duy trì ở tài khoản tiền gửi này số dư
bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc mà TCTD phải đóng vào Ngân hàng Nhà nước góp phần đảm bảo tính an tồn cho hoạt động NVTTM. Cụ thể, trong
trường hợp TCTD không đủ tiền để thanh toán cho giao dịch mua GTCG của mình, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền từ tài khoản này của TCTD để thanh toán.
Thứ hai, TCTD phải có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia vào
NVTTM gồm: máy FAX, máy tính nối mạng internet. Đây là điều kiện cần để
TCTD tham gia vào NVTTM. Giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và các TCTD
được tiến hành một cách tự động thơng qua chương trình vi tính nội mạng của Ngân
hàng Nhà nước, vì thế mà những phương tiện vật chất cần thiết cho các giao dịch này là vô cùng quan trọng. Điều kiện này giúp cho các giao dịch NVTTM được
thiết lập, đồng thời giúp q trình thơng tin liên lạc giữa Ngân hàng Nhà nước và các TCTD được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng, từ đó giúp cho giao dịch
NVTTM thành cơng.
Thứ ba, TCTD phải có giấy đăng ký tham gia NVTTM theo đúng quy định của pháp luật. Đây là điều kiện đủ để TCTD được xem xét trở thành thành viên
NVTTM. Giấy đăng ký tham gia NVTTM là sự bày tỏ ý chí chính thức của TCTD với mong muốn trở thành thành viên tham gia vào thị trường mở.
Quy định của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện để một TCTD trở thành
thành viên NVTTM là tương đối đơn giản và khơng q khó ngay cả đối với một
TCTD có tiềm lực tài chính cịn yếu khi muốn trở thành thành viên NVTTM.
Trang 26
Các TCTD tham gia vào NVTTM với mục đích là đầu tư kinh doanh kiếm
lợi nhuận thông qua khả năng sinh lời của các loại GTCG là hàng hoá của NVTTM, cũng như bổ sung khối lượng vốn khả dụng cần thiết trong quá trình hoạt động ngân hàng của mình.
2.1.1.3 Nghĩa vụ của các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở
Khi tham gia vào NVTTM, cả Ngân hàng Nhà nước và các TCTD có nghĩa vụ phải tuân thủ tất cả các quy định trong Quy chế NVTTM, Quy trình NVTTM do Ngân hàng Nhà nước ban hành, cũng như những văn bản pháp luật liên quan khác về chủ thể, hàng hoá, phương thức giao dịch, phương thức đấu thầu trên thị trường mở….Trong số những nghĩa vụ này phải kể đến một nghĩa vụ mà việc thực hiện tốt nó từ phía các chủ thể tham gia sẽ giúp ích rất nhiều cho q trình vận hành thành cơng cơng cụ NVTTM, đó là nghĩa vụ cung cấp thông tin. Cụ thể như sau:
∗ Ngân hàng Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp những thơng tin:
- Thông tin đấu thầu NVTTM: Đây là những thông tin về phương thức giao dịch; phương thức đấu thầu; khối lượng GTCG cần mua, bán; lãi suất mua, bán
GTCG và những thông tin cần thiết khác trong một phiên giao dịch trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Đây là thông tin giúp các TCTD đưa ra quyết định
chính xác khi tham gia vào dự thầu mua, bán GTCG trong NVTTM.
- Thông tin tổng hợp về NVTTM: Đây có thể là những thơng tin về diễn biến của NVTTM qua các phiên đấu thầu đã được Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Những thông tin này giúp các TCTD đã là thành viên thị trường mở có căn cứ để đưa ra những quyết định chính xác trong giao dịch mua, bán GTCG vì nó phản ánh định
hướng về điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, các TCTD chưa là thành viên thị trường mở cũng có thể tham khảo về
NVTTM và đưa ra quyết định có tham gia vào thị trường này hay không thông qua những thông tin này.
- Các thơng tin khác có liên quan do Ban Điều hành NVTTM quyết định. Đây có thể là những thông tin về tiềm năng của thị trường mở, định hướng phát triển
NVTTM của Ngân hàng Nhà nước, hoặc có thể là những bài viết, nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học về thị trường mở. Thơng tin này là vơ cùng hữu ích giúp các chủ thể quan tâm có thể tìm hiểu được những thông tin cần thiết về
Trang 27
∗ Các TCTD là thành viên tham gia NVTTM có nghĩa vụ cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau:
- Dự kiến vốn khả dụng bằng Đồng Việt Nam tại TCTD. - Hoạt động mua, bán GTCG giữa các TCTD.
- Các thông tin khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như những thông tin nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước xác minh các vấn đề cần thiết về mã số, mã
khoá, chữ ký điện tử của những người đại diện của TCTD.
Các thông tin mà Ngân hàng Nhà nước và các TCTD cung cấp rất quan trọng và cần thiết giúp cho NVTTM vận hành thành cơng. Vì thế, nếu các TCTD vi phạm nghĩa vụ thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật7.
2.1.2 Hàng hoá giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng NVTTM để điều hành chính sách tiền tệ thơng qua việc bơm, rút tiền trong lưu thông. Để thực hiện điều này, Ngân hàng Nhà nước phải tác động được đến vốn khả dụng của các TCTD. Vì TCTD được xem là “đầu mối” cung ứng tiền trong lưu thông thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay của mình. Do đó, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước tác động làm
cho vốn khả dụng của TCTD tăng lên hay giảm xuống thì sẽ ngay lập tức khối lượng tiền trong lưu thông sẽ thay đổi. Và cách thức là Ngân hàng Nhà nước sẽ mua, bán GTCG cho các TCTD. Bởi bản chất của GTCG chính là “GTCG là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành GTCG với người sở hữu GTCG trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Bản
thân GTCG này không có giá trị. Sở dĩ nó có giá trị bởi việc chủ sở hữu bỏ tiền ra
để mua nó, qua đó đem lại giá trị thật sự cho GTCG. Và bởi lẽ đó, việc TCTD mua
hay bán GTCG gắn liền với một giá trị nhất định. Việc này làm thay đổi vốn khả
dụng của TCTD. Như vậy mục đích tác động của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được. GTCG có nhiều loại tùy vào tiêu chí phân loại như theo thời hạn thì có GTCG ngắn hạn và dài hạn, dựa vào tính định danh thì có GTCG vơ danh và GTCG ghi danh, dựa vào chủ thể phát hành...v...v. Tuy nhiên, GTCG được giao dịch trong thị trường mở thì hẹp hơn rất nhiều bởi nó phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Trang 28
2.1.2.1 Điều kiện các giấy tờ có giá được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở
Trong số các loại GTCG có thể giao dịch trên thị trường mở, chỉ những GTCG nào thoả mãn được các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định thì mới
được phép giao dịch. Cụ thể những điều kiện như sau:
• Thứ nhất, GTCG có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại GTCG được giao dịch trong NVTTM. Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để một GTCG được giao dịch trên thị trường mở. Bản chất của NVTTM là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán GTCG với các TCTD để thực hiện chính sách tiền tệ. Vì thế, quy định trên giúp NVTTM được tiến hành và giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được chất lượng của hàng hố nhằm đem lại thành cơng cho
NVTTM.
• Thứ hai, GTCG được phát hành bằng Đồng Việt Nam. Công cụ NVTTM
hiện tại của Việt Nam là hướng đến tác động vào đồng nội tệ chứ không tác động
vào ngoại tệ để thực hiện CSTTQG. Vì thế mà các GTCG này phải được phát hành bằng Đồng Việt Nam.
• Thứ ba, GTCG được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán (bao gồm GTCG do TCTD lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại trung tâm lưu ký chứng khoán). Pháp luật quy định giao dịch thị trường mở được thực hiện một cách tự động thông qua chương trình máy tính nội bộ của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc lưu ký GTCG này giúp NVTTM được tiến hành, mà cụ thể ở đây là trong giai đoạn chuyển giao
GTCG vào ngày thanh toán. Trong ngày thanh toán, Sàn giao dịch sẽ chuyển GTCG trúng thầu mua, bán từ tài khoản lưu ký GTCG của thành viên này sang tài khoản lưu ký GTCG của thành viên khác. Đồng thời, việc lưu ký còn giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm tra được chất lượng, số lượng…của GTCG mà các TCTD đã đăng ký dự thầu xem có thoả mãn với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước hay không, nhằm đảm bảo sự thành cơng cho NVTTM.
• Thứ tư, GTCG được mua hẳn có thời hạn cịn lại tối đa là 91 ngày. Khi thực hiện giao dịch mua hẳn GTCG, bên bán chuyển quyền sở hữu GTCG cho bên mua mà không phải mua lại GTCG. Ngân hàng Nhà nước tham gia vào giao dịch mua hẳn này sẽ có tồn quyền sở hữu GTCG gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, vì Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch với TCTD nên sẽ gặp khó khăn
Trang 29
trong việc tìm kiếm các đối tác để giao dịch các GTCG có được trước đó. Vì thế,
quy định trên giúp Ngân hàng Nhà nước không rơi vào tình trạng khó khăn khi
khơng tìm được đối tác để giao dịch vì thời hạn cịn lại của GTCG tối đa là 91 ngày. • Thứ năm, một lưu ý là tổ chức phát hành không được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. Quy định này cho thấy rằng, NVTTM vừa là thị trường sơ cấp, vừa là thị trường thứ cấp. NVTTM là thị trường sơ cấp trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước phát hành Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để bán cho các TCTD nhằm thu hút tiền trong lưu thơng và thanh tốn các Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn. Còn NVTTM là thị trường thứ cấp khi thực hiện các giao dịch mua, bán hẳn; mua, bán kỳ hạn các GTCG khác đã phát hành giữa Ngân hàng Nhà nước và các TCTD là thành viên NVTTM.
2.1.2.2 Các loại giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Danh mục các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch thị trường mở8, gồm:
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là GTCG ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành thông qua thị trường mở để thực hiện CSTTQG trong từng giai đoạn. Đây là GTCG duy nhất do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Việc sử dụng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, tăng tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi
CSTTQG và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng. Căn cứ vào diễn