CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở
2.1.3.1 Giao dịch mua, bán hẳn
Giao dịch mua hẳn
Giao dịch mua hẳn là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, không kèm theo cam kết bán lại GTCG.
Giao dịch bán hẳn
Giao dịch bán hẳn là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho các TCTD, không kèm theo cam kết mua lại GTCG.
Trong phương thức giao dịch mua, bán hẳn này chủ sở hữu GTCG sẽ chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho bên mua mà không kèm theo cam kết mua lại GTCG
đó. Lúc này, GTCG hồn tồn thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của bên
mua trong khoảng thời gian tối đa là 91 ngày trong giao dịch mua hẳn và khoảng
Trang 32
Giao dịch mua, bán hẳn tác động trực tiếp đến dự trữ các TCTD, qua đó tác
động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường. Cụ thể, trong trường hợp Ngân
hàng Nhà nước bán hẳn GTCG thì sẽ làm cho dự trữ của các TCTD giảm xuống, khối lượng tiền trong lưu thông cũng giảm xuống và sẽ kéo cho lãi suất thị trường tăng lên. Còn trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua hẳn GTCG thì sẽ làm cho dự trữ của các TCTD tăng lên, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên và điều này kéo cho lãi suất thị trường giảm xuống.
Giao dịch mua, bán hẳn tác động dài hạn đến khối lượng tiền tệ trong lưu
thông nên phương thức giao dịch này thường được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước muốn điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông một cách rõ ràng, dứt khoát. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước muốn ngăn chặn tình trạng lạm phát quá cao hoặc chống suy thoái kinh tế. Bên cạnh những ưu điểm như khả năng tác động vào khối lượng tiền trong lưu thông giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện được
chính sách tiền tệ thì phương thức mua, bán hẳn này cũng có những khuyết điểm.
Thứ nhất, phương thức mua, bán này tạo tâm lý ỷ lại, không chủ động sáng tạo cho các TCTD trong việc sử dụng tài sản là các GTCG của mình sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Thứ hai, chi phí giao dịch theo phương thức mua, bán này thường cao hơn so với mua, bán có kỳ hạn.
2.1.3.2 Giao dịch mua, bán có kỳ hạn
Mua có kỳ hạn là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu GTCG từ TCTD, đồng thời tổ chức tín dụng cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định.
Bán có kỳ hạn là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho TCTD, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu GTCG đó sau một thời gian nhất định.
Khác với giao dịch mua, bán hẳn, trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn chủ sở hữu GTCG sau một thời gian nhất định chuyển quyền sở hữu GTCG sẽ mua lại
GTCG theo hợp đồng đã được ký trước đó. Do vậy, giao dịch mua, bán có kỳ hạn
không làm ảnh hưởng đến trạng thái dự trữ của các TCTD vì nó mang tính chất như một giao dịch hoán đổi. Kết thúc hợp đồng, trạng thái dự trữ của các TCTD sẽ trở lại như ban đầu. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn có tác dụng triệt tiêu được những
Trang 33
Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong trường hợp muốn thay đổi tạm thời khối lượng tiền trong lưu thông hoặc muốn thay đổi cơ cấu tiền dự trữ để tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Trong thời hạn mua, bán GTCG, chủ thể mua có quyền sở hữu GCTG, đây là một điểm rất hay của phương thức giao dịch này. Có quan điểm cho rằng phương
thức mua bán có kỳ hạn mang bản chất là hình thức cho vay có bảo đảm như cho vay bằng cầm cố GTCG9. Đây là quan điểm hợp lý. Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch bán có kỳ hạn GTCG cho TCTD, TCTD sẽ mua GTCG này với giá là S1. Đến hạn mua lại của hợp đồng, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại với giá S2 và S2 sẽ lớn hơn S1. Chính lượng chênh lệch này là khoản lãi hay khoản vay của Ngân hàng Nhà nước. Ngược lại, khi Ngân hàng Nhà nước mua GTCG thì TCTD phải trả tiền cho khoản vay của mình. Đồng thời với đó, giá trị thực tế của khoản
vay thường thấp hơn giá trị thị trường của GTCG làm tài sản cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ an toàn của tài sản cầm cố. Điều này
đem lại lợi nhuận cho các chủ thể trong giao dịch mua, bán này và góp phần thu hút
nhiều chủ thể tham gia vào giao dịch thị trường mở. Có một lưu ý nhỏ là trong phương thức cho vay bằng cầm cố GTCG thì quyền sở hữu GTCG vẫn thuộc về chủ sở hữu GTCG chứ không chuyển giao cho chủ thể mua như trong giao dịch mua bán có kỳ hạn, vì thế đây là một điểm hay của phương thức giao dịch mua, bán có kỳ hạn này.
Theo lý luận về hợp đồng mua, bán có kỳ hạn, kỳ hạn hợp đồng rất đa dạng. Thông thường, kỳ hạn hợp đồng là qua đêm; vài ngày; môt, hai, ba tuần; một, hai, ba tháng hoặc sáu tháng. Tuy nhiên thời hạn trên là không cố định và các bên có thể thương lượng về thời hạn này. Đồng thời, trong hợp đồng mua, bán có kỳ hạn bên chủ sở hữu GTCG khi chuyển quyền sở hữu GTCG vẫn được quyền hưởng lãi của GTCG trong thời hạn bán GTCG đó. Với tất cả những ưu thế trên, phương thức
mua, bán có kỳ hạn thực sự là một sự lựa chọn nhiều ưu điểm trong giao dịch thị trường mở.
- Trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn, bên bán sau thời hạn nhất định sẽ phải mua lại GTCG đã bán. Việc mua lại này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng mua
Trang 34
lại GTCG và phụ lục kèm theo hợp đồng mua lại GTCG do Ngân hàng Nhà nước quy định10, Vấn đề này có một số điểm chú ý như sau:
Thứ nhất, về thời điểm xác lập: Hợp đồng mua lại GTCG được xác
lập một lần giữa Ngân hàng Nhà nước và TCTD khi TCTD tham gia thị trường mở.
Đây là quy định hợp lý nhằm rút ngắn thời gian và thuận tiện cho các chủ thể tham
gia. Khi thực hiện giao dịch thị trường mở, bên bán chỉ có nghĩa vụ lập phụ lục kèm theo hợp đồng mua lại GTCG chậm nhất là 15h00 cùng ngày khi Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả trúng thầu. Nếu sau 15h30’ TCTD trúng thầu chưa hồn tất phụ lục thì sẽ bị xử lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Về việc xử lý vi phạm này pháp luật chưa quy định rõ ràng. Tuy nhiên có thể làm rõ nhưsau: Phụ lục hợp đồng là cơ sở để thực hiện việc thanh toán và giao nhận GTCG giữa Ngân hàng Nhà nước với TCTD11. Việc bên bán không lập phụ lục hợp đồng đồng nghĩa với việc bên bán là chủ thể vi phạm không chuyển giao GTCG và quyền sở hữu GTCG cho bên mua. Pháp luật NVTTM xử lý vi phạm này như sau:
Ngân hàng nhà nước sẽ có thơng báo vi phạm bằng văn bản gửi các TCTD trúng thầu vi phạm không chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho Ngân hàng Nhà nước vào ngày thanh toán. TCTD tham gia đấu thầu NVTTM vi phạm từ lần thứ 3 trở lên thì mỗi lần vi phạm sẽ bị Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc tham gia NVTTM trong thời gian một tháng kể từ ngày có thơng báo vi phạm lần thứ 312.
Thứ hai, về nội dung của hợp đồng mua lại GTCG. Hợp đồng mua lại GTCG giữa Ngân hàng Nhà nước và các TCTD là hợp đồng theo mẫu do Ngân
hàng Nhà nước quy định. Đây là hợp đồng chứa đựng những điều khoản theo ý chí của Ngân hàng Nhà nước và được xác lập khi có sự chấp thuận của TCTD. Do đó, việc xây dựng một nội dung hợp đồng rõ ràng và hợp lý là vô cùng quan trọng
10 Phụ lục số 03/TTM ban hành kèm theo Quyết định số 27/2008/QĐ – NHNN ngày 30/9/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 05/01/2007.
11 Mục 11, Quyết định số 27/2008/QĐ – NHNN ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
12 Mục 13, Quyết định số 27/2008/QĐ – NHNN ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trang 35
nhằm thu hút các TCTD cũng như đảm bảo sự an tồn và thành cơng trong việc sử dụng cơng cụ NVTTM để điều hành CSTTQG của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.4 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở
NVTTM hoạt động theo phương thức đấu thầu. Ngân hàng Nhà nước chỉ sử dụng một trong hai phương thức là đấu thầu lãi suất hoặc đấu thầu khối lượng trong mỗi phiên giao dịch trên thị trường mở.
2.1.4.1 Phương thức đấu thầu khối lượng
Đấu thầu khối lượng là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các
TCTD, khối lượng GTCG Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Trong phương thức giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo trước mức lãi suất đấu thầu và mức lãi suất này được áp dụng
chung cho các TCTD tham gia dự thầu. Các TCTD nếu xét thấy mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hợp lý thì sẽ đăng ký tham gia dự thầu, đồng thời đăng ký với Ngân hàng Nhà nước khối lượng các GTCG cần mua hoặc bán theo
mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Trong phương thức đấu thầu khối lượng tất cả các TCTD tham gia dự thầu
đều sẽ được mua hoặc bán một khối lượng GTCG nhất định mà không quan tâm đến việc khối lượng đặt thầu là nhiều hay ít13. Quy định này làm mất đi tính cạnh
tranh trong giao dịch thị trường mở. Và như thế, các TCTD nhỏ nắm giữ ít GTCG, sẽ khơng cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các TCTD lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít, và phải vay lại của các TCTD lớn với lãi suất cao hơn. Đồng thời, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức lãi suất đấu thầu địi hỏi một khả năng dự báo chính xác nhằm đảm bảo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần với lãi suất thị trường nhất.
2.1.4.2 Phương thức đấu thầu lãi suất
Khác với phương thức đấu thầu khối lượng, đấu thầu lãi suất là phương thức
đấu thầu mà Ngân hàng Nhà nước sẽ không đưa ra một mức lãi suất cố định áp
dụng chung cho tất cả các TCTD mà việc này thuộc về phía các TCTD tham gia dự thầu mua, bán GTCG trong giao dịch thị trường mở.
13 Nguyên tắc xét thầu tại điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007.
Trang 36
Khi sử dụng phương thức đấu thầu lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định và thông báo việc áp dụng một trong hai phương thức xét thầu theo mức lãi
suất thống nhất hoặc xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ trong từng thời kỳ. Khi xét thầu theo mức lãi suất thống nhất, toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một mức lãi suất trúng thầu. Còn khi xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ, từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu
được xét là lãi suất trúng thầu. Kết hợp điều này với nguyên tắc về thứ tự sắp xếp
lãi suất trong giao dịch thị trường mở14 có thể nhận thấy rằng trong cả hai trường hợp là mua hoặc bán GTCG thì nếu Ngân hàng Nhà nước xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ sẽ có lợi hơn cho Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ mua được GTCG với giá cao nhất và bán được GTCG với giá thấp nhất. Vì thế, tuỳ thuộc vào diễn biến của tình hình cụ thể như khả năng tài chính của các TCTD thì Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định phương thức xét thầu cho phù hợp nhất nhằm đạt được kết quả mà Ngân hàng Nhà nước mong muốn.
Trong phương thức đấu thầu lãi suất không phải tất cả các TCTD tham gia
đấu thầu đều trúng thầu mua hoặc bán GTCG, mà chỉ những TCTD đưa ra được
mức lãi suất dự thầu hợp lý thì mới trúng được thầu15. Phương thức đấu thầu này
khắc phục được khuyết điểm thiếu tính cạnh tranh trong đấu thầu khối lượng. Vì các TCTD muốn trúng thầu thì phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh cũng như khả năng kinh doanh tốt để có thể cạnh tranh về lãi suất với các TCTD khác. Trong cuộc cạnh tranh này các TCTD nhỏ với tiềm lực tài chính yếu sẽ khó có khả năng trúng thầu hơn so với các TCTD lớn với tiềm lực tài chính mạnh. Tuy vậy, pháp luật NVTTM cũng có một quy định “mức lãi suất trúng thầu phải nằm trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban điều hành NVTTM”. Đây có thể xem là quy định có thể bảo vệ quyền lợi cho các TCTD nhỏ trong giao dịch mua, bán GTCG và phù hợp trong
điều kiện của thị trường Việt Nam hiện nay là vẫn cần sự quản lý về lãi suất của
Ngân hàng Nhà nước hướng đến một sự phát triển cân bằng giữa các TCTD.
Pháp luật NVTTM cịn có quy định về thứ tự ưu tiên xét thầu trong trường hợp tại Đơn dự thầu các TCTD trúng thầu đăng ký nhiều GTCG cần mua hoặc bán đối
14 Điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007 .
15 Nguyên tắc xét thầu tại điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007.
Trang 37
với đấu thầu khối lượng và tại mức lãi suất trúng thầu của các TCTD có nhiều loại GTCG cần mua hoặc bán đối với đấu thầu lãi suất.16 Đây là quy định theo hướng có lợi hơn cho các chủ thể trong giao dịch thị trường mở vì quy định ưu tiên xét thầu
cho các GTCG có thời hạn cịn lại ngắn hơn thì có thể giúp cho Ngân hàng Nhà nước và các TCTD năng động hơn trong các quyết sách của mình. Đồng thời quy
định trên giúp giao dịch thị trường mở diễn ra nhanh hơn vì ưu tiên các GTCG đăng
ký mua hoặc bán với khối lượng lớn hơn nên Ngân hàng Nhà nước có thể nhanh chóng đạt được đủ số lượng GTCG cần điều chỉnh trong mỗi phiên giao dịch.
2.1.5 Quy trình tiến hành nghiệp vụ thị trường mở
Giao dịch thị trường mở được tiến hành tự động thông qua mạng vi tính nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, với một quy trình gồm các bước tuần tự nhau. Cụ thể:
Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo mua hoặc bán GTCG cho các thành viên qua mạng vi tính với các nội dung chính như: Ngày đấu thầu, phương thức đấu thầu, phương thức xét thầu, phương thức mua bán, khối lượng GTCG cần mua hoặc bán, lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu khối lượng.
Vào ngày đấu thầu, các TCTD căn cứ vào thông báo của Ngân hàng Nhà nước để nộp Đơn dự thầu đăng ký mua hoặc bán GTCG với Sở giao dịch Ngân
hàng Nhà nước. Trong thời hạn nộp Đơn dự thầu, TCTD có thể thay đổi nội dung