CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở
2.1.5 Quy trình tiến hành nghiệp vụ thị trường mở
Giao dịch thị trường mở được tiến hành tự động thơng qua mạng vi tính nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, với một quy trình gồm các bước tuần tự nhau. Cụ thể:
Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo mua hoặc bán GTCG cho các thành viên qua mạng vi tính với các nội dung chính như: Ngày đấu thầu, phương thức đấu thầu, phương thức xét thầu, phương thức mua bán, khối lượng GTCG cần mua hoặc bán, lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu khối lượng.
Vào ngày đấu thầu, các TCTD căn cứ vào thông báo của Ngân hàng Nhà nước để nộp Đơn dự thầu đăng ký mua hoặc bán GTCG với Sở giao dịch Ngân
hàng Nhà nước. Trong thời hạn nộp Đơn dự thầu, TCTD có thể thay đổi nội dung
Đơn dự thầu hoặc huỷ bỏ Đơn dự thầu.
Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện xét thầu với sự chứng kiến của các thành viên trong Ban điều hành NVTTM. Việc xét thầu thực hiện theo nội dung thông báo của Ban điều hành NVTTM.
Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả đấu thầu cho các TCTD tham gia đấu thầu. Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và giao
nhận GTCG trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, đồng thời là căn cứ để lập hợp đồng mua lại GTCG trong trường hợp mua, bán có kỳ hạn GTCG.
16 Điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007 và khoản 7 điều 1 Quyết định số 27/2008/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN.
Trang 38
Quy trình tiến hành NVTTM với những quy định khá phù hợp, chặt chẽ đã giúp cho giao dịch thị trường mở vận hành đạt hiệu quả, góp phần đem lại thành cơng
trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Biểu hiện cụ thể:
9 Thứ nhất, những quy định về quy trình đảm bảo cho giao dịch thị trường mở
được tiến hành như quy định về lưu ký GTCG17, thanh toán và chuyển giao GTCG18.
9 Thứ hai, những quy định đảm bảo tính an tồn, hiệu quả và phù hợp, góp
phần đem lại kết quả cao nhất cho giao dịch thị trường mở cũng như tạo niềm tin cho các chủ thể đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường này như:
• Quy định về việc phải ký duyệt Đơn dự thầu của các TCTD và kết quả
đấu thầu của Sàn giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
• Quy định về trình tự mở thầu và xét thầu19.
• Tổng khối lượng GTCG tối thiểu của một Đơn dự thầu là 100 triệu đồng (tính theo giá thanh tốn)20.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì trong quy trình NVTTM vẫn cịn
một số quy định chưa thật sự phù hợp và chồng chéo nhau. Cụ thể:
Quy định về sự thay đổi thời điểm thông báo về giao dịch thị trường mở và giờ mở thầu hay việc tổ chức phiên giao dịch đột xuất của Ngân hàng Nhà nước21. Pháp luật chưa có quy định rõ ràng rằng giao dịch thị trường mở sẽ được tiến hành như thế nào trong trường hợp này.
Quy định về các trường hợp Đơn dự thầu không hợp lệ vẫn có chỗ chưa hợp lý. Cụ thể, trường hợp:
• Đơn dự thầu không đúng với mã số quy định.
17 Tiểu mục 2, mục III Công văn số 10876/QT – NHNN ngày 12/12/2008 ban hành Quy trình NVTTM.
18 Tiểu mục 10, mục III Công văn số 10876/QT – NHNN ngày 12/12/2008 ban hành Quy trình NVTTM.
19 Quy trình này đảm bảo được tính an tồn, khoa học và hiệu quả cho phiên đấu thầu NVTTM.
20 Đây là con số hợp lý đối với các TCTD (cả TCTD có tiềm lực tài chính nhỏ) và cả Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, điều hành NVTTM.
Trang 39
• Khơng xác thực được chữ ký điện tử của người đại diện TCTD trong Đơn dự thầu.
• TCTD bán GTCG mà khơng có hoặc không đủ GTCG lưu ký theo quy định.
Ba trường hợp này không thuộc nội dung của Đơn dự thầu mà là những công việc, thao tác của các chủ thể tham gia giao dịch thị trường mở phải thực hiện và
đáp ứng, trước khi Sàn giao dịch kiểm tra tính hợp lệ của Đơn dự thầu. Vì thế, việc
Ngân hàng Nhà nước đưa 3 trường hợp này vào nội dung Đơn dự thầu không hợp lệ là chưa hợp lý.