Phương thức đấu thầu lãi suất

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

2.1.4.2Phương thức đấu thầu lãi suất

2.1 Các quy định pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở

2.1.4.2Phương thức đấu thầu lãi suất

Khác với phương thức đấu thầu khối lượng, đấu thầu lãi suất là phương thức

đấu thầu mà Ngân hàng Nhà nước sẽ không đưa ra một mức lãi suất cố định áp

dụng chung cho tất cả các TCTD mà việc này thuộc về phía các TCTD tham gia dự thầu mua, bán GTCG trong giao dịch thị trường mở.

                                                            

13 Nguyên tắc xét thầu tại điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007.

Trang 36

Khi sử dụng phương thức đấu thầu lãi suất, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định và thông báo việc áp dụng một trong hai phương thức xét thầu theo mức lãi

suất thống nhất hoặc xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ trong từng thời kỳ. Khi xét thầu theo mức lãi suất thống nhất, tồn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một mức lãi suất trúng thầu. Còn khi xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ, từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu

được xét là lãi suất trúng thầu. Kết hợp điều này với nguyên tắc về thứ tự sắp xếp

lãi suất trong giao dịch thị trường mở14 có thể nhận thấy rằng trong cả hai trường hợp là mua hoặc bán GTCG thì nếu Ngân hàng Nhà nước xét thầu theo mức lãi suất riêng lẻ sẽ có lợi hơn cho Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ mua được GTCG với giá cao nhất và bán được GTCG với giá thấp nhất. Vì thế, tuỳ thuộc vào diễn biến của tình hình cụ thể như khả năng tài chính của các TCTD thì Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định phương thức xét thầu cho phù hợp nhất nhằm đạt được kết quả mà Ngân hàng Nhà nước mong muốn.

Trong phương thức đấu thầu lãi suất không phải tất cả các TCTD tham gia

đấu thầu đều trúng thầu mua hoặc bán GTCG, mà chỉ những TCTD đưa ra được

mức lãi suất dự thầu hợp lý thì mới trúng được thầu15. Phương thức đấu thầu này

khắc phục được khuyết điểm thiếu tính cạnh tranh trong đấu thầu khối lượng. Vì các TCTD muốn trúng thầu thì phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh cũng như khả năng kinh doanh tốt để có thể cạnh tranh về lãi suất với các TCTD khác. Trong cuộc cạnh tranh này các TCTD nhỏ với tiềm lực tài chính yếu sẽ khó có khả năng trúng thầu hơn so với các TCTD lớn với tiềm lực tài chính mạnh. Tuy vậy, pháp luật NVTTM cũng có một quy định “mức lãi suất trúng thầu phải nằm trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban điều hành NVTTM”. Đây có thể xem là quy định có thể bảo vệ quyền lợi cho các TCTD nhỏ trong giao dịch mua, bán GTCG và phù hợp trong

điều kiện của thị trường Việt Nam hiện nay là vẫn cần sự quản lý về lãi suất của

Ngân hàng Nhà nước hướng đến một sự phát triển cân bằng giữa các TCTD.

Pháp luật NVTTM cịn có quy định về thứ tự ưu tiên xét thầu trong trường hợp tại Đơn dự thầu các TCTD trúng thầu đăng ký nhiều GTCG cần mua hoặc bán đối

                                                            

14 Điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007 .

15 Nguyên tắc xét thầu tại điều 12 Quy chế NVTTM ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 05/01/2007.

Trang 37

với đấu thầu khối lượng và tại mức lãi suất trúng thầu của các TCTD có nhiều loại GTCG cần mua hoặc bán đối với đấu thầu lãi suất.16 Đây là quy định theo hướng có lợi hơn cho các chủ thể trong giao dịch thị trường mở vì quy định ưu tiên xét thầu

cho các GTCG có thời hạn cịn lại ngắn hơn thì có thể giúp cho Ngân hàng Nhà nước và các TCTD năng động hơn trong các quyết sách của mình. Đồng thời quy

định trên giúp giao dịch thị trường mở diễn ra nhanh hơn vì ưu tiên các GTCG đăng

ký mua hoặc bán với khối lượng lớn hơn nên Ngân hàng Nhà nước có thể nhanh chóng đạt được đủ số lượng GTCG cần điều chỉnh trong mỗi phiên giao dịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 41 - 43)