CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế trong vận hành nghiệp vụ thị trường mở
mở thời gian qua
2.2.1 Những kết quả đạt được trong vận hành nghiệp vụ thị trường mở thời gian qua qua
Với những quy định pháp luật phần nhiều phù hợp với thực tế như về chủ thể, hàng hóa, phương thức giao dịch, phương thức hoạt động, quy trình NVTTM,
Ban điều hành thị trường mở trong thẩm quyền của mình đã đưa ra những quyết định giao dịch thị trường mở, góp phần vào việc điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, từ khi các văn bản pháp luật hiện hành liên quan trực tiếp đến hoạt động NVTTM ra đời, cơng cụ NVTTM trong q trình vận hành đã đem lại những kết quả:
Năm 2007: Năm kinh tế tăng trưởng khá, lạm phát tăng cao. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các phiên chào bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ trên thị trường mở22 để góp phần kiềm chế lạm phát.
Năm 2008: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ tồn cầu và đối phó với lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã có những phản ứng kịp thời, trong đó có sử dụng NVTTM, biện pháp cần thiết để điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kìm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô.
22 Nguyễn Đại Lai (2008), “Khái quát những nét lớn về chống lạm phát và những giải pháp rút ra từ việc kiềm chế lạm phát năm 2007 ở Việt Nam – 1 năm sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí ngân hàng (01), tr. 12 – 19.
Trang 40
Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước chủ trương điều hành chính sách
tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng trước
những biến động tình hình tài chính quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó Ngân hàng
Nhà nước đã sử dụng NVTTM.
Năm 2010, ngay từ những tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng với mục tiêu là kiểm
soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh tốn khoảng 20% và tín dụng khoảng
25%. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý.
Năm 2011: Nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát. Thông qua thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các phiên giao dịch mua có kỳ hạn GTCG với các TCTD và thời hạn mua, bán GTCG là 07 ngày. Lượng vốn bơm ra thị trường trong 5 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 1.478.665.4 tỷ đồng23. Ngân hàng Nhà nước áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng với mức lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng dần từ 10% lên đến 15% tại thời
điểm đầu tháng 6 năm 2011.
Xuất phát từ quy định khá đơn giản của pháp luật về điều kiện để một TCTD có thể trở thành thành viên NVTTM, trong những năm qua con số các TCTD là thành viên thị trường mở ngày càng tăng cao. Cụ thể:
Số lượng thành viên tham gia NVTTM: Năm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng thành viên NVTTM 21 22 23 25 28 31 35 44 56
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Trang 41
2.2.2 Những hạn chế trong vận hành nghiệp vụ thị trường mở thời gian qua
¾ Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước: Pháp luật NVTTM đã quy định khá rõ và tương đối đầy đủ về những thông tin mà Ngân hàng Nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp cho các TCTD, theo định kỳ tối thiểu là một tuần một lần. Việc này là vô cùng cần thiết giúp các TCTD quan tâm có thể tìm hiểu những thơng tin về NVTTM. Tuy nhiên, tại trang tin NVTTM trên website Ngân hàng Nhà nước thì những thơng tin mà Ngân hàng Nhà nước công bố lại khá hạn chế, chỉ bao gồm kết quả đấu thầu NVTTM của những phiên đấu thầu gần đây nhất.
Điều này là không thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về NVTTM của các chủ thể
quan tâm đến thị trường này. Có thể dẫn ra một thực tế, trong mỗi phiên giao dịch trên thị trường mở trong những tháng đầu năm 2011, chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 15 – 16 TCTD24. Đây thật sự là một con số khá khiêm tốn so với lực lượng TCTD đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Con số này hiện nay là 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 26 chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 17 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho th tài chính25. Một trong những ngun nhân chính là vì các TCTD khơng có nhiều thơng tin về NVTTM nên chưa thấy được tiềm năng của thị trường này.
¾ Pháp luật NVTTM quy định là 4 loại hình TCTD là ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân có thể trở thành thành viên và tham gia vào các giao dịch của thị trường mở. Tuy nhiên thực tế thì chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường mở chủ yếu là các ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể, trong các phiên giao dịch trên thị trường mở Quý I năm 2011 khơng có một TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân nào tham gia. Các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngồi thì có tham gia vào đầu thầu NVTTM nhưng số lượng chỉ dừng lại ở khoảng một, hai ngân hàng trong mỗi phiên giao dịch
24 http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04
Trang 42
trên thị trường mở26. Điều này có thể xuất phát từ việc các chủ thể khác ngoài Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần chưa có được lợi thế cạnh tranh trong các phiên đấu thầu khối lượng mà Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức như tiềm lực tài chính yếu, nguồn tiền Đồng chưa thật dồi dào đối với ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn một bộ phận khơng ít các Ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ chưa tham gia vào các giao dịch trên thị trường mở. Điều này có thể
được lý giải là do các ngân hàng này với quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu của phương thức giao dịch trên thị trường mở nên khơng thể cạnh
tranh được với các TCTD có tiềm lực tài chính lớn để thành cơng.
¾ Pháp luật quy định Danh mục hàng hoá giao dịch trên thị trường mở là tương
đối đa dạng. Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu sử dụng tín phiếu Ngân hàng
Nhà nước và tín phiếu Kho bạc làm hàng hoá thường xuyên, chủ yếu để giao dịch.
Đây là những GTCG ngắn hạn, sử dụng trong các giao dịch ngắn hạn của Ngân
hàng Nhà nước. Điều này làm hạn chế sự sôi động cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của NVTTM. Ngân hàng Nhà nước chưa thật sự tín nhiệm các GTCG khác nên khơng sử dụng trong giao dịch thị trường mở.
¾ Pháp luật quy định giao dịch trên thị trường mở có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu giao dịch với kỳ hạn là ngắn hạn như 07 ngày, 14 ngày, 28 ngày. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn của các thành viên thị trường mở khi nhu cầu về thời hạn của các thành viên là khác nhau. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện giao dịch theo một chiều nhất
định (mua hoặc bán GTCG) trong một phiên27 nên các TCTD cũng không thể tham gia nếu không phù hợp với nhu cầu vốn của mình. Điều này đã được chứng minh trong thực tế khi tại nhiều phiên giao dịch có rất ít thành viên tham gia.