Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô (Trang 31 - 32)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ

3.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích tồn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cơng nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam, với đơn vị hành chính gồm 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai và 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm: 5 thị trấn, 36 xã, 44 phường.

+ Về điều kiện kinh tế:

Cần Thơ được xác định là trung tâm Đồng bằng sơng Cửu Long có cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi và các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế đạt 13,07%. Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản là 14,02%, công nghiệp - xây dựng là 42,48%, dịch vụ là 43,5% trong cơ cấu GDP. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.749 USD. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 22.544 tỷ đồng, tăng 51,9 % so với năm 2008 [41].

Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ đạt mức 15,03% [16], cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn các thành phố trực thuộc Trung ương khác, được xem như là một điểm đánh dấu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Năm 2011 là năm đầu tiên và là năm căn bản làm nền của giai đoạn phát triển 2011-2015, Cần Thơ phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP từ 16% [16] trở lên.

Kinh tế phát triển sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. NH có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp vốn cho doanh nghiệp và các dịch vụ khác kèm theo như thanh toán, trả lương, tư vấn,… Đây là một cơ hội cho NH trong phát triển lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời mở rộng hơn quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao về thu nhập và lợi nhuận.

+ Về tình hình dân số:

Tính đến tháng 4 năm 2009, Cần Thơ có tổng số dân là 1.187.089 người, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ gần 49,7%, nữ giới chiếm tỷ lệ trên 50,3%; số dân sống ở thành thị chiếm trên 65,8%, số dân sống ở nông thôn chiếm gần 34,2% [31]. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ là đơn vị có dân số đứng hàng thứ 10. So với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ có dân số đứng hàng thứ 4, cao hơn Thành phố Đà Nẵng.

 Dân số đông cộng thêm thu nhập người dân gia tăng nên Cần Thơ được xem là một thị trường tiềm năng để các NH nói chung ở Cần Thơ cũng như OCB Tây Đô mở rộng phạm vi hoạt động, thu hút thêm lượng khách hàng đầu tư trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)