Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 104)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

1. V trí địa lý:

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TDMN Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,5 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước năm 2005. Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Cạn

- Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang - Phía Đông với Lạng Sơn, Bắc Giang

- Phía Nam với thủ đô Hà Nội.

Có toạ độ địa lý: 20020’- 22025’ Vĩ độ Bắc, từ 105025’-106016’ Kinh độ Đông.

Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung

43

Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên được xây dựng xong.

Tổng diện tích tự nhiên 3.531 km2. Trong đó:

- Diện tích đất Nông nghiệp: 294.633 ha. - Diện tích đất canh tác: 64.975 ha. - Diện tích đất trồng lúa: 48.128 ha. - Đất lâm nghiệp: 180.639 ha.

44

2. Đặc đim địa hình

Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều dãy núi cao, với các hướng khác nhau.

- Dãy núi cao ở phía Bắc từ Bắc Kạn độ cao 400 – 1000m có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam dừng ở Đèo Khế, cấu trúc đá phong hóa.

- Dãy núi thuộc vòng cung Ngân Sơn ở phia Đông Bắc bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xuống tới Võ Nhai, độ cao phổ biến 400 – 500m, dãy núi này kết hợp với dãy núi cao phía Bắc khép lại tạo nên thung lũng sông Cầu có địa hình khe sâu dạng chữ ”V” tạo nên dòng chính sông Cầu.

- Dãy núi đá vôi Bắc Sơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ Võ Nhai chạy về thung lũng sông Thương ở Hữu Lũng, Chi Lăng thuộc Lạng Sơn có độ cao 500 – 600 m, cấu tạo sa diệp thạch, đá vôi.

- Dãy núi Tam Đảo ở phía Tây Nam của tỉnh, bắt đầu từ Đèo Khế chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam về tới Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là dãy núi có cấu tạo bởi nhiều loại nham thạch khác nhau, có độ cao trên 1000m, với đỉnh núi cao nhất là 1.591 m. Dãy núi Tam Đảo như một bức bình phong đón gió mùa Đông Nam từ phía biển thổi vào đã tạo nên một tâm mưa lớn ở Tam Đảo với lượng mưa xấp xỉ 2.500 mm/năm.

Tỉnh Thái Nguyên xếp vào địa hình tiếp giáp đồng bằng và miền núi nên địa hình phổ biến có dạng đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác

45

3. Đặc đim địa cht, th nhưỡng

a. Đặc điểm địa chất:

Địa chất của Tỉnh được phân làm 2 vùng: Địa chất vùng đồng bằng và địa chất vùng miền núi:

Đặc điểm địa chất thủy văn: Mực nước ngầm xuất hiện nằm sâu ở các khu đồi từ 23m đến 25m, nước chỉ ăn mòn HCO3 và pH đối với xi măng thường. Các chỉ tiêu khác không ăn mòn. Đây là một đặc điểm cần được chú ý khi xây dựng các công trình thủy lợi.

b. Đặc điểm thổ nhưỡng:

Cơ cấu đất đai chính của Thái Nguyên gồm các loại sau:

- Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

- Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (cây đặc sản của Thái Nguyên)

- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn, khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Nhìn chung đất đai khu vực có hàm lượng mùn và dinh dưỡng ở mức thấp, thành phần cơ giới nhẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đặc đim khí tượng - khí hu

a. Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ khí hậu khu vực được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình tháng biến đổi từ 250C ÷

46

270C tùy từng tháng từng nơi. Nhiệt độ ít biến đổi theo không gian. Tháng nóng nhất là tháng 7 trong năm, mùa lạnh: bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng giao động giữa các nơi trong tỉnh từ 15 ÷ 200C.

b. Chế độ mưa

Theo số liệu của các trạm đo khí tượng thủy văn cho thấy, lượng mưa phân bố trên địa bàn của tỉnh biến đổi giữa các vùng khá rõ rệt, từ 1.500mm đến trên 2.400mm. Lượng mưa trung bình hàng năm không lớn, dao động từ 1.500 ÷ 1.900mm. Chế độ mưa trong năm chia thành 2 mùa rất rõ ràng: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa chiếm từ 75 ÷ 80% tổng lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 20 ÷ 25% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

5. Đặc đim thy văn

a. Dòng chảy năm

Dòng chảy năm trên các sông suối tại các trạm thủy văn đo được biến động không nhiều, năm nước lớn chỉ gấp từ 2 ÷ 3 lần năm nước nhỏ. Dòng chảy hàng năm ở đây khá phong phú, nhưng phân phối dòng chảy giữa các tháng trong năm lại không đồng đều và phân ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9, mùa kiệt từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

b. Dòng chảy mùa lũ

Mùa lũ kéo dài 4 tháng trong năm nhưng chiếm tới 70 ÷ 75% tổng lượng lũ toàn năm. Trong mùa lũ lũ lớn trên các sông thuộc thượng lưu sông Thái Bình có thể xảy ra ở tất cả các tháng từ tháng 6 đến tháng 9.

c. Dòng chảy mùa kiệt

Tổng lượng dòng chảy trong suốt thời gian mùa kiệt chỉ chiếm từ 25 ÷ 30% tổng lượng dòng chảy trong năm. Do chế độ phân bố mưa trên các lưu

47

vực khác nhau nên chế độ phân bố dòng chảy cũng khác nhau, nhất là ở các phụ lưu sông.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28 %. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010, tỉnh Thái Nguyên đạt 56,54 điểm, xếp thứ 42 trên tổng số 63 tỉnh thành, tuy nhiên thứ hạng của Thái Nguyên lại cao hơn hai trung tâm kinh tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội (thứ 43) và Hải Phòng (thứ 48). Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung bình cả nước cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc là 2.983.200 đồng

48

Ngành sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản tuy chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong nền kinh tế nhưng vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Ngành này đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp của vùng chủ yếu là thóc, chè, lạc, đậu tương, hoa quả tươi, gia súc, gia cầm.

Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2009 đạt 6347,91 tỷ đồng theo giá hiện hành. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung hướng vào các loại cây, con có sản lượng và giá trị kinh tế cao đã được hình thành những vùng chè, lợn, gà, bò và rừng nguyên liệu. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 đạt trung bình 361,3 kg.

Ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất (92,28% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009), tỷ trọng phân ngành thủy sản cải thiện chút ít qua các năm nhưng vẫn rất nhỏ (năm 2009 chiếm 2,14%), phân ngành lâm nghiệp chiếm 4,2% và dịch vụ nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 2,5% năm 2009.

Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%.

2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh trong thời gian vừa qua trong thời gian vừa qua

2.2.1. Thực trạng đầu tư

1. Giai đon trước năm 1954

Trước năm 1954 lưu vực sông Cầu mới được nghiên cứu lập quy hoạch và xây dựng các công trình thuỷ lợi chủ yếu phục vụ tưới và chống lũ.

49

a. Về tưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thuỷ nông Thác Huống xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1936 gồm đập Thác Huống và hệ thống kênh dẫn với QTK= 25 m3/s. Đập được xây dựng trên sông Cầu gồm 1 đập chính và 1 đập phụ. Đập chính dài 100 m, đập phụ Đá Gân dài 36m, cống lấy nước 10 cửa với QTK= 25 m3/s, tuyến kênh chính dài 52,7 km, các kênh nhánh có tổng số chiều dài: 227 km. Hệ thống được thiết kế với nhiệm vụ tưới 28.000 ha.

b. Về chống lũ và tiêu úng

Xây dựng các tuyến đê sông Cầu, kết hợp xây dựng các cống tiêu tự chảy dưới đê với tiêu chuẩn đê chống được mực nước lũ lịch sử năm 1945. Song do có chiến tranh nên nhiều tuyến đê chưa đắp được theo yêu cầu thiết kế.

2. Giai đon t 1954 đến nay

Sau khi hoà bình lập lại được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lưu vực nghiên cứu đã có nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch thuỷ lợi nhằm giải quyết tưới, tiêu chống lũ kết hợp bảo vệ môi trường.

- Năm 1975 - 1978 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã lập quy hoạch khai thác bậc thang dòng chính sông Cầu. Quy hoạch đã đề xuất xây dựng các hồ chứa Lăng Hít, Văn Lăng, Nà Tanh, Cổ Rồng, Thanh Mai và xây dựng thành 4 sơ đồ với nhiệm vụ: Tạo nguồn cho đập Thác Huống và hạ du bảo đảm tưới 38.500 ha cấp nước cho công nghiệp (Thành phố Thái Nguyên) 7,0 m3/s phát điện và kết hợp chống lũ cho Thành phố Thái Nguyên và hạ du sông Cầu.

- Năm 1992 - 1995: Viện Quy hoạch Thủy lợi lập Quy hoạch thuỷ lợi cho vùng thượng du sông Thái Bình đã chọn phương án bổ sung nước cho hạ du là lấy từ hồ Núi Cốc để tưới cho 28.600 ha.

- Năm 1998 - 2002 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Cầu - sông Thương giai đoạn đến năm 2010 và Lập rà soát, bổ sung

50

lại năm 2006 theo định hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó có nghiên cứu các giải pháp tổng thể về cấp, thoát nước, phòng chống lũ và bảo vệ môi trường cho toàn lưu vực sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.

- Năm 2000 - 2001 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. Trong đó đã đề xuất các phương án công trình cấp nước tưới, tiêu úng, phòng chống lũ đến năm 2010.

- Năm 2008, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã nghiên cứu lập dự án “Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Cầu cho Thành phố Thái Nguyên”.

2.2.2. Những kết quả đạt được :

1. V các công trình tưới:

Theo thống kê tỉnh Thái Nguyên có 1.214 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ, trong đó:

- 70 công trình do Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý (32 hồ chứa, 33 đập dâng, 1 trạm bơm tiêu, 4 trạm bơm tưới).

- 1.146 công trình giao cho huyện, thành phố quản lý (381 hồ chứa, 376 đập dâng, 279 trạm bơm và 109 công trình tạm tiểu thủy nông nhỏ).

- Kiên cố hoá được 1.632,8 km kênh mương các loại.

2. V các công trình tiêu:

Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý trạm bơm tiêu Cống Táo tiêu cho 1.555 ha khu vực Nam Phổ Yên, ngoài ra còn 23 cống tiêu.

3. Các công trình chng lũ:

51

Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng tưới của công trình thuỷ lợi toàn tỉnh

Diện tích thực tế (ha) TT Hạng mục Số công trình Diện tích thiết kế (ha) Lúa đông xuân

Lúa mùa Màu, cây lâu năm TỔNG TOÀN TỈNH 1214 43.713 26.305 33.526 12.891 1 H cha 413 21.797 12.319 16.916 4.244 2 Đập dâng kiên c 409 12.567 7.249 9.446 3.852 3 Phai đập tm 109 1.162 851 961 0 4 Trm bơm 283 8.187 5.886 6.203 4.795 I Vùng thượng Thác Huống 696 14.777 10.441 11.336 4.462 1 Hồ chứa 264 6.044 4.093 4.551 980 2 Đập dâng kiên cố 231 3.850 2.832 3.136 695 3 Phai đập tạm 46 298 178 265 - 4 Trạm bơm 155 4.585 3.337 3.384 2.787

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 104)