Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách thuỷ lợi (Trung ương và địa phương), định canh định cư, thuỷ lợi nhỏ,… Tuy nhiên công tác quản lý chi phí đầu tư các dự án thủy lợi chưa tập trung vào một đầu mối, nên dẫn đến tình trạng xây dựng công trình không đúng quy hoạch, công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng công trình thấp, công trình xây dựng không được đồng bộ, hư hỏng, đổ vỡ,… gây hậu quả về kinh tế, xã hội, hiệu quả công trình không đạt được như nhiệm vụ thiết kế đề ra.
Các ban quản lý không chuyên trách đội ngũ cán bộ cơ bản là kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác quản lý dự án ít, đội ngũ cán bộ trẻ chưa đủ kinh nghiệm, làm hợp đồng không ổn định dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn đầu tư các công trình thủy lợi và chất lượng dự án trên địa bàn Tỉnh.
Nguồn vốn cho xây dựng phát triển và quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi ở Thái Nguyên rất hạn chế được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước và khá nhiều nguồn khác như vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xây dựng tập trung, vốn 135,134, JIBIC, vốn định canh - định cư,... và vốn của một số tổ chức phi Chính phủ, tuy nhiên nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi ở các địa phương khác cũng rất lớn, vì vậy các nguồn vốn có hạn này bị chia sẻ và chịu sự kiểm soát, phân bổ qua những khâu và thủ tục phức tạp. Cơ chế chính sách về đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, thủ tục
79
đầu tư, hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan không đồng bộ và thiếu chặt chẽ.
Công tác quy hoạch chưa được hoàn chỉnh đồng bộ, quy hoạch chưa đi trước một bước, nhiều dự án phải chỉnh sửa, làm lại nhiều lần gây tốn kém. Tình trạng đầu tư theo phong trào, không theo quy hoạch vẫn còn xảy ra. Vẫn còn tình trạng lập dự án chỉ để có đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ, thẩm định tính hiệu quả của công trình không được quan tâm. Mặt khác, do nhu cầu đầu tư quá lớn, trong khi đó, khả năng cân đối của ngân sách còn hạn chế, dẫn đến việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh, công tác giám sát xây dựng hiệu quả còn thấp, chất lượng công trình chưa cao.