1. Mục tiêu chung:
Đảm bảo sự phát triển bền vững sử dụng hiệu và bảo vệ nguồn nước trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp và kết hợp phục vụ các ngành kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc, củng cố an ninh, chính trị xã hội.
71
2. Mục tiêu cụ thể:
-Đề ra phương án quy hoạch và bước thực hiện cho các nhiệm vụ chính là: cấp nước, phòng chống lũ, tiêu thoát nước cho nông nghiệp và đô thị bảo vệ môi trường.
-Tận dụng khai thác triệt để công trình cũ kết hợp kiên cố hoá hệ thống công trình, đặc biệt chú trọng kiên cố hoá kênh mương các công trình lớn. Thay thế thiết bị máy bơm, thiết bị đóng mở...
-Lấy việc cải tạo, nâng cấp các công trình tưới tiêu hiện có là chính, chỉ xây dựng mới khi vị trí công trình cũ không còn đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, hoặc các quy hoạch trước đây đề ra, nay rà soát lại cần phải xây dựng.
-Hệ thống công trình phải đảm bảo thực hiện tưới, tiêu khoa học, tận dụng được nguồn nước tốt, và thuận tiện trong quản lý sử dụng.
-Quy hoạch phải đề ra bước đi vững chắc có tính khả thi cao, kết hợp đan xen giữa tự chảy với động lực, giữa công trình mới với công trình cũ, nhưng không làm ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhiệm vụ cụ thể:
1. Đề xuất các giải pháp công trình cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo các giai đoạn phát triển đến năm 2020.
2. Xem xét đánh giá tác động về các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước. Từ đó có những dự báo vấn đề môi trường và chất lượng nước trong tương lai nhất là các khu vực trọng điểm.
3. Trên cơ sở quy hoạch đề ra, xây dựng trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình cho giai đoạn trước mắt và định hướng đến 2020.
Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nước của tỉnh được đặt ra cụ thể đối với từng ngành như sau:
72
a. Về cấp nước.
- Đảm bảo tưới chủ động cho 31.200 ha lúa vụ đông xuân và 35.800 ha lúa vụ mùa. Kết hợp tưới và tạo nguồn nước tưới cho màu và cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Đề xuất xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho 309.917 người, đặc biệt ở các vùng cao, vùng sâu thiếu nước để đáp ứng ngày nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Bảng 3.1. Nhiệm vụ cấp nước tưới cho các loại cây trồng đến năm 2020 Đơn vị: ha TT Vùng thủy lợi Lúa đông xuân Màu đông xuân Lúa Mùa Màu mùa Màu đông Cây lâu năm Tổng cộng 31.200 19.800 35.800 15.200 22.000 37.000
1 Lưu vực sông Công 13.096 6.455 15.185 4.528 11.976 12.902
- Thượng Núi Cốc 4.949 1.146 5.133 1.104 2.969 7.203
- Hạ Núi Cốc 8.147 5.309 10.052 3.424 9.008 5.699
2 Lưu vực sông Cầu 16.930 11.176 19.335 8.717 9.855 23.010
- Thượng Thác Huống 12.859 8.712 14.621 6.895 6.182 20.650
- Hạ Thác Huống 4.071 2.464 4.714 1.821 3.674 2.360
3 Lưu vực sông Rong 1.174 2.169 1.280 1.956 169 1.087
Nguồn : Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên
b. Về tiêu úng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiêu úng cho khu vực Thành phố Thái Nguyên và Nam Phổ Yên.
c. Về phòng chống lũ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ sông Cầu và sông Công cho khu vực Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ và huyện Phổ Yên.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ quét.
d. Bảo vệ môi trường:
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chất lượng nước, đặc biệt là lưu vực sông Cầu.
73
Căn cứ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch các chương trình nông nghiệp trọng điểm, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu và kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật NN và PTNT trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ nay đến năm 2020 như sau:
Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Nông nghiệp nông thôn nhằm đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cao năng lực phòng, chống lụt, bão ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới, cụ thể là: Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm về Thủy lợi; Tu bổ nâng cấp các tuyến đê kết hợp giao thông, xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ sông, khu vực dân cư và khu công nghiệp; Xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ sơ tán dân và các khu tái định cư để phục vụ di dân các vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ quét và sạt lở đất, phục vụ các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa; Xây dựng hệ thống đường giao thông đến các xã khó khăn chưa có đường ô tô đến xã; Xây dựng và cải tạo nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn để đảm bảo phục vụ nhu cầu dùng nước của nhân dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chi tiết như sau:
Đối với hạ tầng thủy lợi sẽ tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất mà trọng tâm là phát triển thuỷ lợi vùng đồi, thuỷ lợi nhỏ ở những khu vực còn đàu tư ít hoặc chưa có công trình, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi hiện có theo hướng phục vụ đa mục tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhằm khai thác ngày càng hiệu quả các công trình thủy lợi trong việc phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
74
Tập trung cải tạo hệ thống các công trình tiêu thoát nước trên địa bàn tỉnh đặc biệt là hệ thống các ngòi tiêu, kênh tiêu vên hệ thống sông Cầu, sông Công, đảm bảo tiêu thoát lũ, hạn chế tối đa tình trạng ngập úng gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt.
Tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp để phục hồi và nâng cao năng lực trữ nước và phòng chống lũ của các hồ chứa loại vừa và nhỏ đã và đang bị xuống cấp, lòng hồ bị bồi lấp, cống lấy nước thân đập bị rò rỉ, mất nước, khả năng phục vụ tưới suy giảm, dân lấn chiếm lòng hồ. Đối với những khu vực địa hình cho phép tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các hồ, đập mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân các địa phương vùng thiếu nước.
Đối với hạ tầng công trình đê điều, phòng chống lụt bão cần tập trung đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp các công trình đê kết hợp giao thông để chủ động phòng, chống lụt bão.Tu bổ, gia cố hoàn chỉnh hệ thống đê kết hợp giao thông: Đối với các tuyến đê trên Chã, Đê Hà Châu trên 2 triền sông Cầu và sông Công, mặt đê phải được gia cố bằng bê tông hoặc trải nhựa để đảm bảo kết hợp giao thông. Cao trình đỉnh đê phải đảm bảo chống lũ theo cấp đê, mặt đê phải được gia có bằng bê tông hoặc nhựa theo tiêu chuẩn tối thiểu là dường cấp IV miền núi trở lên.
Đầu tư xây dựng hệ thống kè tại các khu vực sông suối có nguy cơ sạt lở cao để ngăn chặn tình trạng sạt lở gây mất đất sản xuất nông nghiệp và uy hiếp dến tính mạng, tài sản của nhân dân trong khu vực.
Quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến đường phục vụ sơ tán dân trên địa bàn các huyện Võ Nhai, Định Hóa,...để phục vụ việc sơ tán dân cho những vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong trường hợp xẩy ra các thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,... Kết hợp đầu tư xây dựng các khu tái định cư để di dân từ các vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai đến nhằm đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
75
Đẩy mạnh việc xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ khai thác du lịch, dịch vụ của các vùng có thế mạnh của ngành nông nghiệp đặc biệt là tuyến đường từ Quốc lộ 3 vào khu vực An toàn khu Định Hóa; Xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt là đường giao thông đến các xã khó khăn chưa có đường ô tô, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với hạ tầng cung cấp nước sinh hoạt nông thôn từng bước đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo phương châm gắn việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn với hệ thống nước đô thị và tận dụng nguồn nước dồi dào của một số công trình thuỷ lợi lớn như Hồ Núi Cốc, có đủ nguồn nước để cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, trên cơ sở đó xây dựng các công trình cấp nước tập trung có quy mô liên xã; cải tạo, mở rộng các công trình hiện có; tập trung khai thác nguồn nước mặt từ sông suối.