Những mặt thuận lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra một động lực vô cùng quan trọng và mạnh mẽ làm chuyển biến nền kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước. Cơ chế này cũng tạo ra những điều kiện và cơ hội mới cho ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nói chung, cho sự nghiệp củng cố, phát triển công trình NN và PTNT Thái Nguyên nói riêng thực hiện những bước tiến đáng kể cả về lượng và chất.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển và hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn là cơ hội tốt nhất và lớn nhất cho phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT về quy mô và chất lượng. Ngày 9/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng là một căn cứ pháp lý và cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, trong phát triển thủy lợi nói riêng.

Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây là chương trình đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn với rất nhiều dự án đầu tư để xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng là cơ hội to lớn cho đầu tư xây dựng NN&PTNT có bước phát triển mới.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ NN và PTNT và các bộ, ngành có liên quan rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi nói chung, công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy

77

các hệ thống công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường, sinh thái.

Kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nông nghiệp trong những năm gần đây đã có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xây dựng cũng như quản lý của các ngành, các đơn vị, trong đó có ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát xao của các cấp ủy Đảng và chính quyền sự giúp đỡ của Trung ương, các tổ chức, các thành phần kinh tế trong đầu tư, khai thác thuỷ lợi cho nên công tác đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi.

78

Công tác quản lý của các sở, ban, ngành có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, đồng thời tăng cường liên hệ với nhân dân, nhanh chóng kịp thời phản ánh những bức thiết, sự cần thiết phải đầu tư các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)