môn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
- Phân cấp quản lý trong bộ máy một cách rõ ràng, việc phân công cán bộ thực thi quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư ở cấp huyện phải có hướng tập trung, không phân tán như hiện nay, một cán bộ thực hiện rất nhiều việc nhưng từng nghiệp vụ lại không sâu, dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo hướng: Đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài tầm nhìn tổng thể vĩ mô cần đi sâu vào thực tế hơn nữa, có như vậy văn bản ban hành ra thực sự có ý nghĩa về QLNN, những cán bộ thực hiện công việc ở cấp cơ sở cần chuyên sâu theo lĩnh vực.
- Cải cách thể thức đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và công chức; xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp nhằm vào công chức hành chính và công chức ở cấp cơ sở. Có chương trình đào tạo để bổ sung kiến thức thiếu hụt của đội ngũ cán bộ, việc luân chuyển cán bộ phải có chế độ gối đầu, không để hụt hẫng trong các sở chuyên ngành.
- Củng cố đội ngũ cán bộ QLNN về lĩnh vực đầu tư tại các sở có quản lý về lĩnh vực XDCB như: Kế hoạch & Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Du lịch; Giao thông - Vận tải … bên cạnh đó đội ngũ thư ký của UBND tỉnh cũng cần phải củng cố theo hướng ổn định vị trí công tác, nhằm tích lũy kinh nghiệm trong công tác quản lý.
- Xây dựng công cụ để quản lý nhân sự, sử dụng công nghệ thông tin đồng thời cải tiến chế độ tiền lương, theo hướng chuyển từ giai đoạn chính sách lương thấp sang giai đoạn chính sách lương cao cho cán bộ công chức.
95
Kết luận chương 3
Quản lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm không chỉ ở tỉnh Thái Nguyên mà còn các tỉnh, thành trong cả nước. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động là việc làm ý nghĩa, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở phân tích những thế mạnh và những tồn tại trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thuộc nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian qua và để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, tỉnh Thái Nguyên cần đề ra phương hướng, chiến lược đầu tư phát triển, và một số giải pháp chủ yếu có tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Trước tiên cần tập trung điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đổi mới trong việc đưa ra chủ trương đầu tư, công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, đặc biệt trú trọng đến khâu lập và thẩm định dự án đầu tư, thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu, đẩy nhanh tốc độ giải ngân và quyết toán dự án; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đầu tư; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa cán bộ quản lý dự án; thực hiện tốt việc quản lý và vận hành công trình trong quá trình sử dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả dự án.
Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn ngân sách từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Việc đầu tư cho ngành nông nghiệp, xây dựng hạ tầng thủy lợi là một việc rất quan trọng và cần phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các ngành kinh tế khác cùng phát triển, ổn định và nâng cao đời sống dân sinh, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi còn nhiều bất cập trong công tác quản lý chi phí đầu tư, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, hiệu quả và chất lượng công trình chưa cao. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Qua một thời gian nghiên cứu tài liệu, sách báo tham khảo kết hợp với kiến thức đã học trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các sở, ban nghành có liên quan khác đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên". Trong luận văn này tác giả có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung, các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi nói riêng;
- Phân tích một cách hệ thống và khách quan về thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, rút ra những bài học và những vấn đề còn tồn tại;
97
- Kiến nghị giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm:
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trong xây dựng
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng các công trình
+ Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu và làm việc chưa lâu, nên luận văn còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần giúp cho tỉnh nhà trong việc khai thác và quản lý các công trình thủy lợi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong Khoa và các Sở, ban ngành đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Qua luận văn này, tác giả cũng hy vọng những kiến nghị, đề xuất của mình sẽ được áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình triển khai thực hiện góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày một giàu mạnh, phát triển.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
2. Luật Đấu thầu 61/2005/QH ngày 29/11/2005; 3. Luật số: 38/2009/QH12, ngày 19/6/ 2009;
4. Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ V/v Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
5. Nghị định: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
6. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án xây dựng, Tập bài giảng đại học, Trường Đại học thủy lợi Hà Nội;
7. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án nâng cao, Tập bài giảng cao học Đại học Thủy lợi;
8. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Kinh tế thuỷ lợi, NXB. Xây dựng, Hà Nội;
9. Nguyễn Bá Uân (1996), Kinh tế thủy nông, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội; 10. Nguyễn Bá Uân (2010), Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy, Tập bài