5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN
4.3.1. Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Qua bảng 6 trang 41 ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang luôn tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự biến động lớn, đặc biệt là năm 2009 tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn cao lên đến 84,73%.
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 là 1.885,1 tỷ đồng đến năm 2009 doanh số thu nợ đạt 3299,8 tỷ đồng tăng 1414,7 tỷ đồng tương đương tăng 75,05% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhẹ thêm 8,83% so với năm trước đạt 3.591,1 tỷ đồng.
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2008- 2010
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
DN Ngoài QD 1.885,1 69,95 3.299,8 66,28 3.591,1 58,57 1.414,7 75,05 291,3 8,83
Hộ sản xuất 775,9 28,79 1.609,8 32,34 2.432,7 39,68 833,9 107,48 822,9 51,12
DN Nhà nước 26,4 0,98 59,0 1,19 82,8 1,35 32,6 123,48 23,8 49,34
Hợp tác xã 7,5 0,28 9,7 0,19 24,7 0,40 2,2 29,33 15,0 154,64
Tổng 2.694,9 100,00 4.978,3 100,00 6.131,3 100,00 2.283,4 84,73 1.153,0 23,16
Đạt được kết quả này là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng cũng làm cho doanh số thu nợ tăng. Đồng thời, các cán bộ tín dụng thường xun kiểm tra q trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có hướng đầu tư và thu hồi vốn thích hợp. Đặc biệt là trong những năm qua, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự quan tâm ưu đãi phát triển kinh tế của chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, có lợi nhuận trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng vì thế càng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên.
Bảng 6 trang 41 cho chúng ta thấy tỷ trọng của doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn là cao nhất và đang có xu hướng giảm dần qua từng năm: năm 2008 chiếm tỷ trọng 69,95% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn, năm 2009 giảm còn 66,28% và đến năm 2010 còn 58,57%.
Đối với hộ sản xuất:
Doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất có sự biến động khá lớn tăng mạnh vào năm 2009. Năm 2008 doanh số thu nợ là 775,9 tỷ đồng đến năm 2009 doanh số thu nợ là 1.609,8 tỷ đồng, tăng 833,9 tỷ đồng hay tăng 107,48% và bước sang năm 2010 lại tăng so với năm 2009 là 822,9 tỷ đồng hay tăng 51,12%.
Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng do: + Người dân thu hoạch được vụ mùa trúng mùa, được giá cao nên đã trả hết các khoản nợ trước đây đã gia hạn với Ngân hàng.
+ Ngân hàng luôn quan tâm đến việc thu nợ đến hạn của khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vì đây là đối tượng chính có nợ xấu cao tại Ngân hàng.
+ Ngân hàng đã tăng cường công tác giám sát hạn chế việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích của khách hàng và tăng cường cơng tác thu hồi nợ, hạn chế gia hạn nợ.
Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Doanh số thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng qua các năm nhưng chúng lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn nên ít ảnh hưởng đến tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng.
Năm 2008 doanh số thu nợ là 26,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,98%. Năm 2009 tăng thêm 32,6 tỷ đồng đạt 59 tỷ đồng, tỷ trọng cũng được tăng lên 1,19%
đến năm 2010, doanh số thu nợ là 82,8 tỷ đồng tăng 49,34% tức tăng 23,8 tỷ đồng so với năm 2009.
Đối với hợp tác xã:
Qua bảng 6 trang 41 ta thấy doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế hợp tác xã năm 2008 là 7,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,28% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn, năm 2009 tăng nhẹ lên 9,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29,33% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 0,19%. Đến năm 2010, doanh số thu nợ tăng đột biến lên đến 24,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 154,64% (tức tăng 15 tỷ đồng) so với năm trước. Nguyên nhân là do loại hình hợp tác xã đang từng bước phát huy hiệu quả nên doanh số cho vay đối với loại hình này cũng tăng lên vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng, và do giá cả của các mặt hàng tăng mạnh nên việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả đạt lợi nhuận cao nên đã trả nợ cho ngân hàng làm tăng doanh số thu nợ.
4.3.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:
Doanh số thu nợ ở lĩnh vực nơng nghiêp, nơng thơn có xu hướng tăng qua các năm do:
+ Doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng lên một cách mạnh mẽ nên doanh số thu nợ cũng tăng lên là tất yếu.
+ Cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
+ Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn có hiệu quả kinh tế nhờ cơng tác khuyến nông, khuyến ngư của địa phương tốt.
Cụ thể như sau:
Năm 2008 doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 1.067,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 39,60% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Đến năm 2009 tăng mạnh đạt 3.325,6 tỷ đồng tăng 2258,4 tỷ đồng (tăng 211,62%) so với năm 2008. Năm 2010 lại tiếp tục tăng 1.004,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30,21% so với năm 2009 đạt mức 4.330,4 tỷ đồng.
Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO LĨNH VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2008- 2010
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
NN, NThôn 1.067,2 39,60 3.325,6 66,80 4.330,4 70,63 2.258,4 211,62 1.004,8 30,21
Khác 1.627,7 60,40 1.652,7 33,20 1.800,9 29,37 25,0 1,54 148,2 8,97
Tổng 2.694,9 100,00 4.978,3 100,00 6.131,3 100,00 2.283,4 84,73 1.153,0 23,16
Ngồi lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn:
Qua bảng 7 trang 44 nhìn chung thì doanh số thu nợ ngồi lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn có tăng nhưng với tốc độ tăng chậm do giá cả hàng hóa trong thời gian qua có tăng cao song nhu cầu tiêu dùng của người dân không hề giảm. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định cho vay của ngân hàng thực hiện khá tốt dẫn đến doanh số thu nợ lĩnh vực này qua các năm cũng tăng theo. Năm 2008 là 1.627,7 tỷ đồng đến năm 2009 đạt 1.652,7 tỷ đồng tăng 25 tỷ đồng ( tức 1,54%) so với năm 2008. Đến năm 2010 tăng thêm 148,2 tỷ đồng đạt mức 1.800,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,97%.
Nhìn chung tỷ trọng của lĩnh vực này đang giảm dần qua từng năm từ 60,4% trên tổng doanh số thu nợ năm 2008 xuống 33,2% năm 2009 đến năm 2010 chỉ còn 29,37% do Ngân hàng đang tập trung cho vay các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên doanh số thu nợ trong lĩnh vực cũng giảm theo.