CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIẸU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.2.2. Hoàn thiện công tác về tín dụng
5.2.2.2. Công tác thẩm định
Thẩm định là khâu rất quan trọng liên quan rất lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy mà địi hỏi Ngân hàng phải chú trọng cải tiến bộ phận này về nhân lực, trình độ chun mơn,… để dễ dàng tìm hiểu khách hàng, tập trung vốn vào các chương trình, dự án kinh tế theo từng vùng, khu vực, ngành kinh tế, như vậy có
đúng hướng để tăng trưởng tín dụng một cách lành mạnh, đảm bảo an toàn vốn,
thu hồi nợ để tiếp tục tái đầu tư.
Chi nhánh phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng về trình độ chun mơn, nâng cao kinh nghiệm thẩm định để vận dụng linh hoạt, quyết định chuẩn xác nên cho vay hay không cho vay và cho vay với hình thức nào cho
phù hợp. Bên cạnh đó phải đảm bảo tuân thủ đúng theo các nguyên tắc trong quá trình thẩm định để hạn chế tối thiểu rủi ro phát sinh. Nhất là thẩm định dự án
nuôi tôm cơng nghiệp hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro, một cán bộ tín dụng có thể giới hạn mức phán quyết nên cần có sự thảo luận và thống nhất giữa các cán bộ ở bộ phận tín dụng với nhau nhằm đi đến một quyết định tối ưu hơn.
Cần xem xét năng lực quản lý của khách hàng vay vốn về những vấn đề sau có đủ khả năng về tài chính? Họ có đủ khả năng trình độ quản lý cơng việc sản
xuất kinh doanh? Phương án có đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật? Dự đoán
những biến động của thị trường trong tương lai như thế nào? Nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định đạt hiệu quả.
5.2.2.2. Cơng tác cho vay
Khách hàng cho vay phải có đủ tư cách pháp lý theo qui định, yêu cầu thực hiện kiểm tra 100% các món vay mới trước khi cho vay. Bảo đảm các dự án cho vay phải có hiệu quả và thu hồi được gốc, lãi theo qui định.
Phải phải xác định mức cho vay cụ thể tối đa đối với các loại khách hàng, ngành nghề kinh tế. Trước khi quyết định cho vay phải xác định mức cho vay
Luận văn tốt nghiệp
phù hợp, nếu q ít thì người vay sẽ khó khăn thực hiện phương án, cịn q nhiều sẽ lãng phí vốn hoặc có thể sử dụng vốn sai mục đích.
Cần thiết phân loại khách hàng trước khi cho vay, chọn lọc những khách hàng có tài chính lành mạnh, đủ khả năng trả nợ đúng hạn.
Chi nhánh nên hạn chế cho vay tập trung vào một đối tượng mà nên phân ra thành nhiều mảng nhỏ tương ứng với từng đối tượng để phân tán rủi ro và cần
thiết tham gia bảo hiểm tín dụng như: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm họat động cho vay nhằm giảm bớt rủi ro cũng như phần nào san sẽ được rủi ro cho công ty bảo hiểm.
5.2.2.3. Công tác kiểm tra tín dụng
Có rất nhiều trường hợp xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được
ký kết cho vay rồi cho qua và quên đi cho đến khi hợp đồng đến hạn và người
vay hồn trả, lần cuối. Trong khi đó các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi
theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Như vậy cán bộ tín dụng ở Chi nhánh phải nhạy cảm với những diễn biến như thế và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản cho vay cho đến khi đến hạn.
Kiểm tra tất cả các khoản tín dụng ngắn hạn theo định kỳ nhất định đối với các khoản tín dụng vừa và nhỏ và thường xuyên hơn đối với những khoản tín
dụng lớn. Bởi vì nếu khách hàng vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của Ngân hàng. Khi phát hiện các khoản tín dụng có vấn đề, cần đưa ra phương hướng để giải quyết ngay đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát khi
phát hiện những dấu hiệu khơng lành mạnh có liên quan.
Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng vốn vay có biểu hiện những vấn đề nghiêm
trọng trong phát triển cũng như: xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, áp dụng kỹ thuật mới …
5.2.2.4. Công tác quản lý và xử lý nợ:
Chi nhánh phải bố trí sự kết hợp thống nhất giữa bộ phận kế toán và tín dụng trong việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu hoạt động thu nợ hàng tháng, hàng quý. Chi nhánh cần thiết tổ chức các cuộc hợp theo từng tháng, từng quý để phân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp
tích nợ quá hạn của từng cán bộ tín dụng và cho đăng ký chỉ tiêu hạ thấp nợ quá hạn vào tháng và quý tới.
Đánh giá lại toàn bộ những khoản nợ xấu để xác định những khoản nợ có
khả năng thu hồi được, sau đó lên kế hoạch và triển khai thu hồi ngay. Khách
hàng có thể xin gia hạn nợ, thì Chi nhánh có thể điều chỉnh kỳ hạn, giảm lãi suất tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành dứt điểm những khoản nợ cịn lại.
Đối với những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi được cần tiến hành đưa
ra xử lý tài sản vay. Muốn như vậy thì Chi nhánh phải có sự kết hợp với các ban ngành địa phương: Tòa Án, Thi Hành Án… tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Các cán bộ tín dụng phải có ý thức tự giác am hiểu về luật: luật ngân hàng, luật Thương mại, luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp và cần phải cập nhật thông tin thường xuyên kịp thời nắm bắt giá cả trên thị trường, tình hình kinh tế
địa phương để định giá chính xác về tài sản cần xử lý.
Chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng trả nợ
đúng hạn theo hợp đồng cả gối và lãi, góp phần tạo nên động cơ trả nợ đối với
khách hàng khác.