CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THEO
4.2.2 Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế
Doanh số cho vay tăng lên đó là một dấu hiệu rất tốt đối với ngân hàng vì
mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là huy động vốn để cho vay đạt được yêu cầu sử dụng vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó có thu hồi được như thế nào là điều quan trọng, nó đánh giá được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích doanh số thu nợ từng ngành:
Bảng 6: TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ (2005-2007) (2005-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1.Lâm nghiệp 3.018 5.116 6.079 2.098 69,52 963 18,82 2.Thuỷ hải sản 66.668 90.536 127.223 23.868 35,8 36.687 40,52 3.Thương mại-
Dịch vụ 12.518 17.684 16.350 5.166 41,27 (1.334) (7,54)
Tổng cộng 82.204 113.336 194.652 31.132 37,87 36.316 32,04
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Phú Tân-Cà Mau)
4.2.2.1. Lâm nghiệp
Qua số liệu cho thấy tình hình thu nợ ngành Lâm nghiệp tương đối tốt đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 7.014 triệu đồng, tăng thêm 2.259 triệu đồng hay tăng 47,51% so với năm 2005. Sang năm 2007 đạt 7.989 triệu đồng hay
tăng 13,9% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ Lâm nghiệp tăng qua 3 năm là do tình hình ni trồng và khai thác của người dân thời gian qua đạt
tương đối và giải quyết được lãi và nợ gốc cho Ngân hàng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ tín dụng làm tốt cơng tác thu hồi nợ, luôn cố gắng giám sát và đôn đốc các hộ trả nợ do đây là ngành kinh tế không được phát triển mạnh phải phụ thuộc vào đất lâm phần.
4.2.2.2. Thuỷ hải sản
Doanh số thu nợ Thuỷ hải sản luôn tăng qua 3 năm cụ thể năm 2006 đạt
103.897 triệu đồng, tăng thêm 10.207 triệu đồng hay tăng 10,89% so với năm
Luận văn tốt nghiệp
2005. Sang năm 2007 đạt 141.092 triệu đồng, tăng thêm 37.195 triệu đồng hay
tăng 35,79% so với năm 2006. Nguyên nhân trong những năm qua tình hình ni tôm ở Huyện tương đối ổn định, thu hoạch tương đối tốt, các mô hình ni cá,
cua cũng đem lại hiệu quả làm tăng thu nhập cho người dân, đủ bù lỗ cho các chi phí thức ăn, phân bón, chăm sóc. Vì vậy mà việc trả nợ được thực hiện đúng hạn và đầy đủ. Hơn nữa, công tác thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ thực hiện tốt, các bộ tín dụng xuống tận xã, ấp từng hộ để nhắc nhở đôn đốc họ trả nợ cho những món vay đã quá hạn.
4.2.2.3. Thương mại - dịch vụ
Trong thời gian 3 năm qua tình hình thu nợ Thương mại- dịch vụ biến động không ổn định. Cụ thể năm 2006 thu nợ tăng đạt đến 17.684 triệu đồng, tăng
thêm 5.166 triệu đồng hay tăng 41,27% so với năm 2005. Nhưng sang năm 2007 thu nợ Thương mại- dịch vụ có sự sụt giảm xuống là 16.350 triệu đồng, giảm
1.334 triệu đồng hay giảm 7,54% so với năm 2006. Nguyên nhân thu nợ năm
2006 tăng lên do vào năm 2006 giá cả trên thị trường tương đối ổn định, tình
hình sản xuất, kinh doanh của người dân đạt kết quả tương đối tốt, thực hiện trả nợ lãi và gốc đúng hạn, góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Sang năm 2007 tình hình giá cả trên thị trường có sự biến động mạnh hơn, lạm phát gia
tăng, giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, ga, vàng... tăng nhanh theo, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong sản xuất
kinh doanh, không đạt được kết quả nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ không đúng hạn đã gây khó khăn cho cơng tác thu nợ, làm cho doanh số thu nợ giảm xuống vào năm 2007.