Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đt và pt việt nam chi nhánh vĩnh long - svth trần hoàng phú (Trang 71 - 75)

2.1.1 .Các khái niệm, bản chất, chức năng của tín dụng

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2007

4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.

Bảng 20: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 -2009

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Bảng 21: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Hình 11: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vĩnh Long từ 2007 – 9 tháng đầu năm 2010

Nhìn chung thì Ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay với tất cả các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (CTCP-TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và khách hàng cá thể. Trong đó cho vay đối với loại hình CTCP-TNHH chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung thì doanh số cho vay với các

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) DNNN 181.256 115.986 439.278 - 65.270 - 36,01 323.292 278,73 CTCP-TNHH 979.569 859.681 1.489.178 - 119.888 - 12,24 629.497 73,22 DNTN-CT 810.513 795.056 1.214.995 - 15.457 - 1,91 419.939 52,82 TỔNG 1.971.338 1.770.723 3.143.451 -200.615 -10,18 1.372.728 77,52 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 9T2009 9T2010 9T2009/9T2010 Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Tuyệt đối (trđ) Tương đối ( % ) DNNN 383.207 517.716 134.509 35,10 CTCP-TNHH 1.103.302 1.283.476 180.174 16,33 DNTN-CT 668.855 1.150.872 482.017 72,07 TỔNG 2.155.364 2.952.064 796.700 36,96 9.19 49.7 41.11 6.55 48.55 44.9 13.98 47.37 38.65 17.53 43.48 38.99 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2008 2009 9T2010 Năm DNNN CTCP - TNHH DNTN - CT

Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (dưới 17,6%) vì phần lớn các DNNN đã được cổ phần hóa để hoạt động có hiệu quả hơn. Tình hình cho vay biến động mạnh, giảm rồi lại tăng nhanh. Năm 2008 đạt 115.986 triệu đồng giảm 36,01% so với năm 2007 chiếm tỷ lệ 6,55%, lại tăng mạnh 278,73% vào năm 2009 chiếm tỷ lệ là 13,98% và đạt mức 439.278 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay này tăng 35,01% so với cùng kỳ năm 2009, đạt được 517.716 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các năm trước là 17,53%. Bởi vì thời điểm năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, sức tiêu thụ giảm, đầu ra không ổn định nên quá trình hoạt động gặp khó khăn. Điều này đã làm doanh số cho vay năm 2008 giảm đáng kể. Sang năm 2009, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách và nhờ vào gói kích cầu kinh tế của Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất nên đã cải thiện được rất nhiều doanh số cho vay, đẩy mạnh nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp nên doanh số cho vay tăng đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng đã giảm 243,63% so với tốc độ tăng của năm 2009. Đó là do tình hình kinh tế thế giới vẫn cịn bất ổn ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, để kiềm chế lạm phát Chi nhánh đã thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất huy động lên cho nên lãi suất cho vay cũng tăng theo khiến ít doanh nghiệp vay vốn hơn. Vì vậy, khoản mục này trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng khơng cao so với năm 2009. Ngồi ra, khu vực DNNN là đối tượng khá đặc biệt trong các đối tượng cho vay, được ưu tiên hơn nhằm đầu tư, phát triển theo định hướng của Nhà nước. Do đó, trong mọi thời kỳ kinh tế, các DNNN đều nhận được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng để phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển đất nước nên làm cho doanh số cho vay cũng như tỷ trọng doanh số cho vay ở khu vực này tăng lên liên tục. Hơn nữa, kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nên vốn đầu tư cho các doanh nghiệp này vẫn lớn. Mặc khác, đây là các đối tác lớn và có uy tín đối với ngân hàng, vì vậy ngân hàng tập trung cho vay.

Đối với Công ty Cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Doanh số cho vay theo loại hình này chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 43%) do loại hình hoạt động này ngày càng nhiều trên địa bàn. Doanh số cho vay biến

động cùng chiều với các DNNN, giảm 12,24% năm 2008 với doanh số đạt được 859.681 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 48,55%, năm 2009 tăng lên 1.489.178 triệu đồng tương ứng tăng 73,22% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 47,37%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay tiếp tục tăng 16,33% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt mức 1.283.476 triệu đồng với tỷ trọng lại tiếp tục giảm cịn 43,48%. Nhìn chung ta thấy tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này liên tục giảm qua các năm nhưng về tuyệt đối thì nhìn chung tương đối là tăng. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do phục hồi thiếu ổn định của nền kinh tế thế giới tác động lên nền kinh tế trong nước. Các NHTM nói chung cũng như BIDV Vĩnh Long nói riêng đã có những chính sách nới lỏng tiền tệ rồi lại thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất cho vay có xu hướng giảm rồi lại tăng. Do đó, doanh số cho vay ở thành phần này giảm vào năm 2008, tăng lên vào năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010. Mặc khác, năm 2008, nền kinh tế thế giới suy thoái tác động đến nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm vào khó khăn, một phần là do thiếu vốn sản xuất, một phần do thị trường tiêu thụ giảm sút làm cho doanh số cho vay giảm trong năm 2008. Sang năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010, tình hình kinh tế có bước phục hồi và đi vào ổn định, cùng với đó thì hiện nay luật doanh nghiệp thơng thống hơn trong việc mở doanh nghiệp. Vì thế ngày càng nhiều cơng ty TNHH ra đời trong tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp này rất lớn. Hơn nữa, hiện nay xu hướng chung là nhiều DNNN tiến dần đến cổ phần hóa, từng bước trở thành CTCP. Những điều này làm cho doanh số cho vay trong thời gian này tăng lên.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá thể:

Doanh số cho vay cũng biến động tương tự như ở loại hình DNNN và CTCP-TNHH, năm 2008 đạt 795.056 triệu đồng giảm 1,91% so với năm 2007 với tỷ trọng là 44,9%, tăng lên 52,82% năm 2009 đạt mức 1.214.995 triệu đồng và tỷ trọng chiếm 38,65%. Trong 9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ở thành phần này tăng cao, tăng 72,07% tỷ trọng cũng tăng và chiếm 38,99% so với cùng kỳ năm 2009, đạt mức 1.150.872 triệu đồng. Ta thấy hiện nay có rất nhiều DNTN được hình thành và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực: giao thông vận tải, thương mại- dịch vụ, xây dựng, chế biến thủy sản,... nên nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động là rất lớn. Tuy nhiên cho vay đối với các loại hình này thì rủi

ro khá cao. Vì vậy đối với loại hình này thì Ngân hàng nên điều tra thẩm định khách hàng cẩn thận trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, hộ cá thể là thành phần đông đảo, chiếm ưu thế trên địa bàn. Do đó, nhằm tránh đánh mất thị phần to lớn này nên Chi nhánh ln có các biện pháp như hỗ trợ lãi suất, mở rộng cho vay tiêu dùng, sửa chữa, xây dựng nhà ở, giúp khách hàng đưa ra phương án kinh doanh tốt, khả thi để các hộ sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đt và pt việt nam chi nhánh vĩnh long - svth trần hoàng phú (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)