Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đt và pt việt nam chi nhánh vĩnh long - svth trần hoàng phú (Trang 85 - 88)

2.1.1 .Các khái niệm, bản chất, chức năng của tín dụng

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2007

4.3.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Trong các ngành kinh tế mà Ngân hàng có quan hệ tín dụng thì quan hệ tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản chiếm thị phần cao trong tín dụng cao của Ngân hàng, tiếp đến là lĩnh vực thương mại, công nghiệp xây dựng và thấp hơn cả là lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 28: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 - 2009

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Bảng 29: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Phịng Quản trị tín dụng)

Hình 16: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Vĩnh Long 2007 – 9 tháng đầu năm 2010 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Nông nghiệp 211.115 125.041 174.984 - 86.074 - 40,77 49.943 39,94 Công nghiệp,xây dựng 311.855 553.699 780.362 241.844 77,55 226.663 40,94 Thủy sản 922.683 900.106 933.584 - 22.577 - 2,45 33.478 3,72 Thương mại 261.759 222.970 565.741 - 38.789 - 14,82 342.771 153,73 TỔNG 1.707.412 1.801.816 2.454.671 94.404 5,53 652.855 36,23 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 9T2009 9T2010 9T2009/9T2010 Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Tuyệt đối (trđ) Tương đối ( % ) Nông nghiệp 152.726 209.899 57.173 37,44 Công nghiệp,xây dựng 542.457 1.092.004 549.547 101,31 Thủy sản 668.867 804.216 135.349 20,24 Thương mại 324.598 687.806 363.208 111,89 TỔNG 1.688.648 2.793.925 1.105.277 65,45 12.36 18.26 54.04 15.34 6.94 30.73 49.96 12.37 7.13 31.79 38.03 23.05 7.51 39.09 28.78 24.62 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2008 2009 9T2010 Năm

Đối với ngành nông nghiệp:

Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ thấp nhất so với các lĩnh vực khác, do doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2007 tổng doanh số thu nợ là 211.115 triệu đồng, sang năm 2008 là 125.041 triệu đồng giảm 40,77% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số thu nợ ở ngành này đạt 174.984 triệu đồng tăng 39,94%. Sang năm 2010 thu nợ trong hoạt động nông nghiệp tăng do các khoản nợ của năm trước tới hạn trả nợ và Ngân hàng đã thu được nợ, cụ thể 9 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ đạt 209.899 triệu đồng tăng 37,44% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm tỷ lệ 7,51% trong tổng doanh số thu nợ của ngành. Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong năm 2008 giảm do tình hình kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến ngành nơng nghiệp của tỉnh, bên cạnh đó trong năm này ngành nơng nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn thiên tai dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, lỡ mịm lơng móng, q trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả… đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người nơng dân. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ của Ngân hàng. Nhìn chung thì doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ dưới 10% trong tổng doanh số (ngoại trừ năm 2007 là 12,36%). Nhưng việc chiếm tỷ lệ thấp đó cũng khơng làm ta lo ngại vì khi nhìn lại doanh số cho vay trong lĩnh vực này thì đó cũng khá hợp lý.

Đối với ngành công nghiệp, xây dựng:

Là ngành chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ, và có xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cho thấy hướng phát triển trong khối ngành này ngày càng mạnh mẽ. Năm 2007 doanh số thu nợ của ngành là 311.855 triệu đồng chiếm tỷ lệ 18,26%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt được 553.699 triệu đồng, tăng tới 77,55% so với năm 2007 và chiếm tỷ lệ 30,73%. Sang năm 2009, doanh số này tiếp tục tăng 40,94% và đạt mức 780.362 triệu đồng. Năm 2010 thì thu nợ trong lĩnh vực này tăng rất mạnh, 9 tháng đầu năm tỷ lệ thu nợ của công nghiệp, xây dựng chiếm 39,09% cao nhất so với các ngành còn lại với số tiền thu được là 1.092.004 triệu đồng tăng tới 101,31% so với cùng kỳ năm 2009. Sự gia tăng doanh số thu nợ đối với ngành công nghiệp, xây dựng liên tục qua các năm là tương đồng với sự gia tăng doanh số cho vay của ngành. Việc phát triển mạnh tỷ trọng thu nợ của ngành này chứng tỏ sự lớn mạnh của

khối ngành này trong nền kinh tế, đây là lĩnh vực khách hàng có thể tin tưởng vào Ngân hàng và là ngành trọng tâm trong tương lai.

Đối với ngành thủy sản:

Thu nợ trong ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007 thu nợ đạt 922.683 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,04%, sang năm 2008 thu được 900.106 triệu đồng giảm 2,45% so với năm 2007 và tỷ trọng cũng giảm xuống còn 49,96%. Năm 2009 doanh số thu nợ của ngành thủy sản tăng 3,72%, đạt mức 933.584 triệu đồng nhưng tỷ trọng vẫn giảm, chiếm 38,03%. Theo thống kê mới nhất của 9 tháng đầu năm 2010 thì tỷ trọng thu nợ của ngành thủy sản tiếp tục giảm và khơng cịn là ngành có doanh số thu nợ cao nhất, tỷ lệ chỉ cịn 28,78% đứng sau ngành cơng nghiệp xây dựng, doanh số thu nợ đạt 804.216 triệu đồng. Nguyên nhân tỷ trọng trong ngành này ngày càng giảm là do về yếu tố giá cả thất thường trên thị trường, người ni cá khơng có được lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối hoạt động ngành thủy sản.

Đối với ngành thương mại:

Thu hồi nợ biến động tăng giảm qua các năm nhưng có xu hướng chung là tăng và chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng thu nợ. Năm 2008 doanh số thu nợ là 222.970 triệu đồng giảm 14,82% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số này tăng lên 565.741 triệu đồng tăng vọt lên 153,73% so với năm 2008 chiếm tỷ lệ 23,05%. Đến năm 2010 doanh số thu nợ của ngành được dự báo tiếp tục tăng, chỉ 9 tháng đầu năm doanh số thu nợ đã đạt 687.806 triệu đồng vượt 122.065 triệu đồng doanh số thu nợ cả năm 2009 và chiếm tỉ lệ 24,62%. Với chủ trương chú trọng đầu tư phát triển thương mại tỉnh nhà, hoạt động thương mại của tỉnh phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thương mại làm ăn hiệu quả có lợi nhuận cao nên cơng tác thu nợ cũng tương đối dễ dàng.

Nhìn chung, tình hình thu nợ của Chi nhánh qua các năm là tương đối tốt. Kết quả này phần nhiều là nhờ vào sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp có nguồn vốn để kinh doanh, sản xuất nên làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn làm cơng tác thu nợ tăng. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tập trung cho vay ngắn hạn nên thời gian hoàn vốn nhanh. Đồng thời cán bố tín dụng cũng

cơng tác tốt trong việc xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư khả thi, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn nên khả năng thu hồi vốn khá cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đt và pt việt nam chi nhánh vĩnh long - svth trần hoàng phú (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)