Bảo đảm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 31 - 32)

1.4. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen

1.4.5. Bảo đảm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh

sinh vật biến đổi gen

Thuật ngữ “biến đổi gen” chỉ việc chuyển gen vào hoặc tách gen ra khỏi cơ thể một sinh vật để tạo ra một sinh vật bị biến đổi gen,73 quá trình này chỉ diễn ra trong phạm vi một vài gen bằng công nghệ sinh học hiện đại.74 Vì vậy thuật ngữ “sinh vật biến đổi gen” còn được gọi là “sinh vật biến đổi di truyền” là những sinh vật được thay đổi vật liệu di truyền bằng công nghệ sinh học hiện đại.

SVBĐG có rất nhiều lợi ích hữu dụng, chẳng hạn như SVBĐG được sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh về gen ở con người, sử dụng

73 Khuất Đăng Long (2013), “Về sinh vật biến đổi gen, nhận thức về lợi ích, những nguy cơ và rủi ro của chúng”, Tạp chí sinh học, 35(4), tr. 397.

74

cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, SVBĐG được ví như là con dao hai lưỡi, bởi vì, ngồi các lợi ích thì hậu quả của nó cũng khó lường nếu khơng được quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt. Chính vì thế mà nhu cầu quản lý an tồn sinh học (ATSH) đối với SVBĐG là rất cần thiết, thơng qua đó nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro tiềm tàng của các ứng dụng công nghệ sinh học có thể gây ra cho con người, động thực vật, môi trường và đa dạng sinh học.

Hiện nay, công nghệ sinh học hiện đại với các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu.75 Việt Nam cũng từng bước ưu tiên đầu tư cho công nghệ sinh học hiện đại và nghiên cứu tạo ra những sản phẩm có giá trị ứng dụng nhằm phục vụ sự phát triển chung của xã hội. Sau khi trở thành thành viên của Nghị định Cartagena về ATSH, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg về Quy chế quản lý ATSH đối với các SVBĐG; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ SVBĐG (gọi tắt là Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg). Đến nay, nhiều quy định trong Quy chế này đã khơng cịn phù hợp, khó triển khai thực hiện (quy định các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ SVBĐG phải dán nhãn nhưng khơng quy định cụ thể về ngưỡng dán nhãn, quy định về xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ SVBĐG chưa cụ thể, chưa phù hợp với nội dung Nghị định Cartagena…). Nhiều hoạt động liên quan đến quản lý sản phẩm của SVBĐG chưa được quy định như xuất nhập khẩu, lưu giữ và vận chuyển sản phẩm của SVBĐG. Do vậy, việc ban hành Nghị định số 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2011/NĐ-CP) đã bổ sung nhiều quy định mới và khắc phục các khiếm khuyết của Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)