2.1. Thực trạng pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen
2.1.1. Về tiếp cận nguồn gen vàchia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn
2.1. Thực trạng pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen
2.1.1. Về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen nguồn gen
2.1.1. Về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen nguồn gen động điều tra, thu thập nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại. Mặc dù, Khoản 8 Điều 7 LĐDSH chỉ cấm việc tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (gọi tắt là “Danh mục loài ưu tiên bảo vệ”), nhưng Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục để được cấp phép tiếp cận nguồn gen mà khơng có sự phân biệt nguồn gen hay mục đích tiếp cận.
Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành thì tất cả các trường hợp tiếp cận nguồn gen đều phải được sự cho phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vấn đề ở đây, là nội hàm khái niệm “tiếp cận nguồn gen” chưa gắn liền với việc “sử dụng nguồn gen”, dẫn đến hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi điều chỉnh của LĐDSH rất khó phân biệt với các hoạt động tiếp cận nguồn tài nguyên ở các luật khác. Nguyên nhân là vì LĐDSH chưa phản ánh yếu tố cơ bản của hoạt động tiếp cận nguồn gen là phải gắn liền với “vật liệu di truyền” để giới hạn phạm vi điều chỉnh của mình như phạm vi điều chỉnh của Nghị định thư Nagoya.
Trong Dự thảo lần 1 Nghị định về quản lý tiếp cận, sử dụng nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen được đăng trên Cổng thông tin điện tử của BTNMT ngày 05/10/2016 để lấy ý kiến nhân dân (gọi tắt là “Dự thảo Nghị định ABS”), một trong các phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị định ABS là “quy định đối với hoạt động tiếp cận, sử dụng nguồn gen” (Khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định ABS), đồng thời bổ sung định nghĩa “sử dụng nguồn gen” tại Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo Nghị định ABS (định nghĩa này được lấy nguyên văn từ Nghị định thư Nagoya, trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng các thành phần di truyền và/hoặc thành phần hóa sinh của nguồn gen). Qua đó, pháp