Các nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 32 - 34)

Để thuận lợi trong việc nghiên cứu pháp luật, chúng ta thường chia các nội dung trong một lĩnh vực cụ thể dựa theo các tiêu chí nhất định. Đối với pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen cũng vậy, LĐDSH xác định các yêu cầu và biện pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên căn cứ vào mức độ và giá trị đa dạng sinh học của chúng mà khơng phụ thuộc vào loại hình hệ sinh thái.76 Đây là cách tiếp cận hiện đại, chun mơn hóa cao hơn và cũng phù hợp với hướng tiếp cận quốc tế. Do đó, theo tinh thần của LĐDSH – điều chỉnh nguồn gen trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ,

75 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (30), tr. 7.

76 Vũ Thu Hạnh (2009), “Luật Đa dạng sinh học năm 2008: hướng tiếp cận và những nội dung chủ yếu”, Tạp

pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen là một thành phần tạo nên pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật đa dạng sinh học nói chung.

Từ sự tìm hiểu về bảo tồn đa dạng nguồn gen và bản chất của pháp luật, tác giả xây dựng định nghĩa pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen như sau: pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các hành vi mà chủ thể bảo tồn thực hiện, bao gồm: các hoạt động và biện pháp để bảo vệ, duy trì, phục hồi, phát triển sự phong phú giữa các chất liệu có chứa các đơn vị chức năng di truyền và các yếu tố phi sinh học có liên quan đến tài nguyên di truyền nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Như vậy, pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo vệ, duy trì, phục hồi và phát triển tài nguyên di truyền và các yếu tố phi sinh học có liên quan đến tài nguyên di truyền.

Tại Chương V của LĐDSH, các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng nguồn gen được phân thành ba mục, phù hợp với cách phân chia này và tạo điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu, tác giả chia pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen thành bốn chế định:

1. Pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen.

Pháp luật về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen gồm các nội dung chính: trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

2. Pháp luật về bảo hộ TK.

Hiện nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật chuyên biệt nhằm bảo hộ TK. Có thể tìm thấy những quy phạm đề cập đến TK nằm rải rác ở một số ít các điều luật của LĐDSH. Bảo hộ TK nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nắm giữ tri thức truyền thống, trong đó quyền được nhận những lợi ích vật chất khi TK được sử dụng vào mục đích thương mại là quan trọng nhất. Các quy định bảo hộ TK có mối liên hệ mật thiết với các quy định về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, cho nên ở mục 2 này tác giả chỉ tập trung đề cập đến các vấn đề cách thức bảo hộ TK.

- Quy định pháp luật về hệ thống khu bảo tồn.

- Các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền.

4. Quản lý rủi ro do SVBĐG, m u vật di truyền của SVBĐG gây ra đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi.

- Các quy định pháp luật về trách nhiệm quản lý của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, mua bán và phóng thích SVBĐG, mẫu vật di truyền của SVBĐG gây ra đối với đa dạng sinh học.

- Các quy định điều chỉnh hoạt động lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do SVBĐG, mẫu vật di truyền của SVBĐG gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của SVBĐG, mẫu vật di truyền của SVBĐG đối với đa dạng sinh học .

- Các quy định về quản lý cơ sở dữ liệu về SVBĐG, mẫu vật di truyền của SVBĐG liên quan đến đa dạng sinh học, cũng như hoạt động công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do SVBĐG, mẫu vật di truyền của SVBĐG gây ra đối với đa dạng sinh học.

Các nội dung cụ thể của bốn chế định pháp luật được đề cập ở trên sẽ được tác giả trình bày cụ thể ở Chương 2 trong luận văn này.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)